Theo quy định nếu có 2 thẻ BHYT thì người bệnh sẽ được hưởng chế độ quyền lợi ở mức thẻ cao nhất.

Có 2 thẻ BHYT được hưởng chế độ quyền lợi theo mức nào?

Theo Điểm a, khoản 1, Điều 22 Luật BHYT quy định: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được hưởng với mức bằng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi được hưởng BHYT.

Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015 của BHXH Việt Nam về mã số ghi trên thẻ BHYT, ký hiệu K1 quy định: Là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ vào các quy định nêu trên, chị thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT và hưởng bằng 100% mức hưởng.

Việc một người có thẻ BHYT tại doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12 Luật BHYT (người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc nhóm đối tượng do người sử dụng lao động và người lao động đóng). Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT, chị được hưởng bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

ma-the-bhyt

Về quyền lợi của người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT: Tại Khoản 2, Điều 13 Luật BHYT quy định: Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau theo quy định thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 Luật này; trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Đối chiếu với các quy định, thì người thuộc đối tượng tham gia BHYT do người sử dụng lao động đóng và được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất (tức là đối tượng dân tộc có mức hưởng 100%).

Tuy nhiên, không thể cùng một lúc sở hữu, sử dụng và hưởng quyền lợi đồng thời 2 thẻ BHYT, vì vậy, đề nghị người dân nên thực hiện thủ tục chuyển đổi mã quyền lợi thẻ BHYT với cơ quan BHXH.

the bhyt

Hiện nay, mức hưởng BHYT với các đối tượng được ghi nhận tại Điều này như sau:

Khám chữa bệnh đúng tuyến:

– 100% chi phí khám chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở…

– 95% chi phí khám chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

– 80% chi phí khám chữa bệnh: Đối tượng khác.

Khám chữa bệnh trái tuyến:

Được thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến với tỷ lệ:

– Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

– Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

– Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh.