Bật điều hòa vào ngày nắng nóng là thói quen của mọi gia đình. Bạn có biết, khi treo một chiếc khăn ẩm trong phòng điều hòa sẽ mang lại tác dụng gì không?

Trời nắng nóng, điều hòa là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhằm xua tan cái nóng ngột ngạt, mang lại sự dễ chịu cho mọi người. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa liên tục dễ dẫn tới khô họng, khô da, khó chịu. Vậy đâu là giải pháp?

Không cần đến máy tạo ẩm, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ, tiết kiệm và thiết thực này. Đó là treo khăn tắm trong phòng điều hòa.

Trước tiên bạn chuẩn bị một chậu nước, đổ một ít giấm trắng vào nước và cắt một ít gừng tươi cho vào ngâm. Sau đó bỏ chiếc khăn tắm vào ngâm trong nước khoảng 10 phút.

Hết thời gian này thì vớt khăn lên, vắt khô vừa phải rồi treo lên móc áo. Treo chiếc khăn này trong phòng điều hòa không chỉ giúp làm ẩm mà còn chống cảm lạnh.

3

Tác dụng của khăn ẩm khi bật điều hòa

Do hàm lượng nước trong không khí nóng cao hơn trong không khí lạnh nên hàm lượng nước trong phòng sẽ giảm xuống khi bật điều hòa vào mùa hè. Điều này khiến người ngồi trong phòng cảm thấy khô da và khó chịu.

Khi treo khăn tắm trong phòng, sự bay hơi của độ ẩm từ khăn tắm có thể làm tăng độ ẩm trong phòng.

Khăn tắm có chứa giấm trắng và gừng, khi cơ thể người hít vào có thể chống cảm lạnh, rất hữu ích cho người ngồi phòng điều hòa lâu.

Bên cạnh đó, mùi hăng của gừng còn giúp đuổi muỗi. Kết hợp với giấm trắng giúp khử mùi hôi trong phòng điều hòa. Nhờ vậy mà không khí trong phòng dễ chịu, trong lành hơn.

5

Kinh nghiệm sử dụng điều hòa trong mùa hè không lo bị cảm, sốc nhiệt

Không cài đặt nhiệt độ quá chênh lệch

Vào những ngày hè nắng nóng hầu hết mọi người đều có tâm lý muốn căn phòng được làm mát lạnh nhanh chóng và ngay tức thì nên thường có thói quen cài đặt nhiệt độ phòng ở mức thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ của môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện lạnh, việc mức nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ môi trường bên ngoài dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt hoặc bị cảm lạnh. Do đó, bạn chỉ nên đặt nhiệt độ chênh lệch khoảng 7 độ C. Ví dụ, nếu nhiệt độ ngoài trời khoảng 35 độ C thì bạn chỉ nên cài đặt nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C.

Tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút

Trước khi ra khỏi phòng điều hòa khoảng 30 phút bạn nên tắt bỏ điều hòa để cơ thể có thể thích nghi với mức nhiệt cao ở bên ngoài. Tránh tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng gây sốc nhiệt.

Ngược lại, khi mới vào phòng điều hòa, bạn không nên cài đặt mức nhiệt quá thấp khiến cơ thể không kịp thích nghi.

Không ngồi trong phòng điều hòa liên tục

Thời tiết nắng nóng nên hầu hết mọi người đều có tâm lý muốn ngồi trong phòng điều hòa 24/24. Nhưng điều này lại không thực sự tốt. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn không nên ngồi trong phòng điều hòa quá 8 tiếng.

Vì nếu ngồi trong phòng điều hòa quá lâu, thậm chí cả ngày sẽ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm lạnh hoặc các bệnh lý về da như dị ứng, da khô. Nguy cơ này càng tăng cao khi chiếc máy lạnh của bạn không được vệ sinh định kỳ.

Do đó, nếu tính chất công việc của bạn phải ngồi trong điều hòa liên tục, hãy đứng dậy đi ra khỏi phòng sau khoảng 2-3 tiếng sử dụng để thư giãn và hít thở không khí tự nhiên.

Vệ sinh máy lạnh theo thời gian

Điều hòa sẽ không dùng vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông, chỉ sử dụng vào mùa hè. Khi không sử dụng chúng ta hầu như không vệ sinh, mùa hè thì bật gần như cả ngày nên các bộ phận trong máy điều hòa không khí rất bẩn.

Đặc biệt là lưới lọc, thông thường gió phải đi qua lưới lọc nên có rất nhiều thứ bẩn bám vào, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ dễ dàng thổi bay những thứ bẩn vào phòng và gây hại cho cơ thể chúng ta.

Đóng cửa sổ

Một số người muốn dùng điều hòa nhưng lại thấy lạnh nên mở cửa sổ để thổi bớt gió điều hòa, điều này không chỉ dễ làm điều hòa bị chảy nước mà còn làm tăng công suất của điều hòa, dễ gây hỏng máy.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên đóng các cửa ra vào và cửa sổ khi máy lạnh đang bật và điều chỉnh nhiệt độ về mức nhiệt hợp lý.

Hạn chế vào phòng lạnh ngay khi vừa đi nắng về

Khi vừa đi nắng về hoặc tập luyện thể thao xong, bạn nên chờ ở bên ngoài để cho cơ thể hạ nhiệt trước khi vào phòng máy lạnh. Vì nếu nhiệt độ cơ thể đang cao bạn bước ngay vào phòng điều hòa sẽ rất dễ bị cảm lạnh, thậm chí là đột quỵ.

Chú ý vị trí lắp đặt điều hòa

Vị trí lắp đặt điều hòa rất quan trọng vì không chỉ quyết định tới hiệu quả làm mát mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Bạn nên lắp điều hòa ở trên cao để luồng gió được lưu thông đều và tốt hơn, tránh lắp ở vị trí luồng gió thổi trực tiếp vào người gây khó chịu và dễ bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng…