Cá cung cấp nguồn dưỡng chất quý giá giúp phát triển thể chất và não bộ của trẻ.

Từ lâu, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã công nhận rằng cá là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ đã có thể bắt đầu cho con tập ăn cá. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của các loại cá không giống nhau, có loại rất tốt cho sự phát triển của trẻ, có loại không phù hợp.

Cá nước ngọt hay cá nước mặn tốt hơn?

Nhìn chung, protein trong cá rất tinh tế nên cơ thể có thể dễ dang hấp thụ. Trẻ trong giai đoạn phát triển cần rất nhiều protein. Vì vậy, việc cho bé ăn cá sẽ tốt cho sự phát triển. Mẹ cần nắm được ưu nhược điểm của từng loại cá để sử dụng hợp lý.

Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết cá nước ngọt hay cá nước mặn/cá biển sẽ tốt hơn? Trên thực tế, mỗi loại cá lại có ưu và nhược điểm riêng.

Cá nước mặn thường chứa nhiều DHA. Đây là một dưỡng chất quý giá giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tư duy ở trẻ. Cá biển còn có lượng chất béo cao. Nó có thể không phù hợp với những bé có hệ tiêu hóa còn non nớt hoặc hay bị rối loạn tiêu hóa.

Cá nước ngọt nói chung thường ít chất béo hơn, hàm lượng protein cao hơn, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Tuy nhiên, nhược điểm của cá nước ngọt là hay có xương nhỏ, rất khó để loại bỏ hết.

Tùy vào nhu cầu và giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ có thể lựa chọn loại cá phù hợp cho bé. Khi bắt đầu tập ăn cá, mẹ nên cho bé thử từng ít một để kiểm tra phản ứng của con. Nếu không có vấn đề gì, mẹ có thể tăng dần lượng cá ở các bữa ăn sau.

5 loại cá tốt cho sự phát triển của trẻ

Cá hồi

5-loai-ca-giup-tang-iq-chieu-cao-cho-tre-01

Cá hồi có chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại cá này cũng chứa nhiều vitamin A, B, D, E cùng các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, magie, phốt pho… cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Cá hồi thịt mềm, hương vị dễ ăn, có thể lọc xương dễ dàng nên rất phù hợp với trẻ ăn dặm.

Mẹ có thể nấu cháo cá hồi, làm ruốc cá hồi, cá hồi hấp cho bé.

Cá quả/cá lóc

5-loai-ca-giup-tang-iq-chieu-cao-cho-tre-02

Loại cá này chứa nhiều axit amin và chất béo không no có lợi cho sự phát triển trí não của bé, nhất là trong những năm tháng đầu đời. Thịt cá chứa nhiều protid, lipid, canxi, phốt pho, sắt và nhiều dưỡng chất quý giá khác.

Cá ba sa

5-loai-ca-giup-tang-iq-chieu-cao-cho-tre-03

Cá ba sa chứa nhiều axit amin, chất béo không no có lợi cho sự phát triển của trẻ. Phần mỡ của cá ba sa cũng chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là omega-3. Thịt cá ba sa rất mềm, không gây ngán, tương đối dễ ăn với bé.

Cá ngừ

5-loai-ca-giup-tang-iq-chieu-cao-cho-tre-04

Cá ngừ là loại cá biển sâu có nhiều thịt, giá trị dinh dưỡng cao. Đây là loại cá đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) khuyên dùng.

Cá bơn

5-loai-ca-giup-tang-iq-chieu-cao-cho-tre-05

Cá bơn có hàm lượng DHA không cao bằng cá hồi hay cá ngừ nhưng cũng có giá trị dinh dưỡng cao, ít xương, phù hợp với trẻ nhỏ.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn cá

Bé bao nhiêu tuổi có thể ăn cá?

Bé bắt đầu từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên, lúc này cá vẫn chưa phải là thực phẩm tốt nhất cho trẻ. Khi bé được 8 tháng, chức năng tiêu hóa đã được tăng cường thì mẹ có thể bắt đầu cho con ăn cá xay nhuyễn.

Ăn bao nhiêu cá là đủ?

Cá mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Mẹ nên điều chỉnh lượng cá cho phù hợp. Bé dưới một tuổi có thể ăn cá 2 lần/tuần, mỗi lần ăn 15 gram bột cá.

Cách chế biến tốt nhất để giữ lượng dinh dưỡng tối đa trong cá là hấp.

Phần đầu cá có thể chứa nhiều kim loại nặng, không tốt cho bé nên mẹ tránh cho con ăn phần này. Tốt nhất là ăn phần thịt mềm ở bụng cá.

Trẻ nhỏ chưa có khả năng nhằn xương cá nên khi chế biến mẹ cần chú ý lọc bỏ xương.