Có nhiều trẻ nhỏ thường xuyên òa khóc mỗi khi gặp người lạ. Trong trường hợp này, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân đằng sau.
Trẻ nhận biết người lạ, người quen
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ chính là người mà trẻ cảm thấy thân thiết nhất. Khi trẻ ngoài 3 tháng tuổi, chúng có thể nhận biết được đâu là người lạ và đâu là người quen.
Do trí nhớ của trẻ sơ sinh còn kém nên khi đối mặt với mọi thứ lạ xung quanh chúng sẽ không lưu trữ thông tin vào não bộ ngoại trừ mẹ mình. Chính vì vậy mà khi gặp những khuôn mặt xa lạ, nhất là những người có ngoại hình dữ tợn thì phản ứng của chúng theo bản năng sẽ là khóc hoặc lảng tránh.
Quá nhiều người
Đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều được cha mẹ cho ở nhà nhiều. Nhất là khi dịch bệnh kéo dài, trẻ rất hiếm khi được ra ngoài. Việc đi ra ngoài có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc đột ngột tới những nơi đông người đều khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Khi có quá đông người xúm vào trước mặt mình, trẻ sẽ cảm thấy hoảng sợ. Nhất là khi đó toàn là những gương mặt xa lạ. Ở một số trường hợp người lạ muốn ôm hoặc cưng nựng sẽ khiến trẻ cảm thấy như bị đe dọa. Và tiếng khóc chính là phản ứng tự vệ của trẻ.
Mùi khác lạ
Trẻ nhỏ có thị giác và thính giác còn tương đối kém. Nhưng về góc độ sinh lý thì khứu giác lại rất nhạy cảm. Chính vì vậy mà trẻ dễ dàng nhận biết được mùi của mẹ mình. Nếu rời xa vòng tay mẹ trẻ sẽ cảm thấy bất an và sợ hãi. Nếu được người lạ biết trẻ cũng sẽ nhận biết được ngay.
Thẩm mỹ riêng
Trẻ tuy còn nhỏ nhưng cũng có sở thích của riêng mình. Vì vậy, nếu trẻ nhìn thấy những khuôn mặt dễ mến, thân thiện, vui vẻ chúng sẽ cười đùa. Còn nếu như nhìn thấy những khuôn mặt xa lạ hoặc không quen thuộc thì chúng sẽ xem xét họ có an toàn hay không. Nếu đó là người có ngoại hình dữ tợn thì trẻ sẽ sợ hãi òa khóc.
Các chuyên gia cho biết mức độ khủng hoảng của trẻ phụ thuộc nhiều vào môi trường giáo dục. Nếu cha mẹ không có phương pháp giáo dục sớm thì tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Còn nếu cha mẹ giáo dục tốt, cải thiện các kỹ năng sống và hoàn thiện về mặt ngôn ngữ thì sẽ giúp trẻ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc biểu hiện cảm xúc.
Để giúp trẻ sơ sinh không còn sợ hãi khi gặp người lạ, cha mẹ cần không bắp ép trẻ để cho người khác bế, vỗ về, an ủi để trẻ lấy lại bình tĩnh, chuyển hướng sự chú ý của trẻ, nói chuyện với bạn bè hoặc người thân về cách tiếp cận với trẻ, để trẻ từ từ làm quen và giao tiếp với người lạ, tổ chức những buổi vui chơi để trẻ được giao tiếp nhiều hơn.