Điều chỉnh đúng chế độ của tủ lạnh, thực phẩm sẽ được bảo quản tốt nhất và cũng tiết kiệm kha khá tiền điện.

Điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh phù hợp với thời điểm sử dụng

Tủ lạnh là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong gia đình. Thiết bị này chạy quanh năm nên tiêu thụ một lượng điện lớn. Để giúp tiết kiệm điện cho tủ lạnh, bạn cần phải biết cách điều chỉnh chế độ đúng cách.

Tủ lạnh nào cũng có một bộ điều chỉnh nhiệt. Có loại bộ điều chỉnh nhiệt sẽ nằm bên trong. Một số loại, bộ điều chỉnh nhiệt lại nằm bên ngoài.

Để tiết kiệm điện, bạn cần phải điều chỉnh nhiệt cho phù hợp với từng thời điểm.

Bộ điều chỉnh bằng đĩa cơ có thể có 3, 4, 5 hoặc 7 nấc (tùy theo từng loại tủ lạnh). Tuy nhiên, các bảng điều chỉnh cơ thường có ghi rõ hai mức Min (mức nhiệt độ cao nhất, tốn ít điện năng nhất) và Max (mức nhiệt độ thấp nhất, công suất hoạt động của tủ lạnh đạt cao nhất và tốn điện nhất).

Bảng điểu chỉnh nhiệt độ ở tủ lạnh thường được ký hiệu là Temp. Control. Tùy theo loại tủ mà bảng điều chỉnh sẽ có nhiều mức độ khác nhau.

Bảng điểu chỉnh nhiệt độ ở tủ lạnh thường được ký hiệu là Temp. Control. Tùy theo loại tủ mà bảng điều chỉnh sẽ có nhiều mức độ khác nhau.

Về cơ bản, bạn sẽ điều chỉnh nhiệt độ tùy theo mùa và tùy theo lượng thực phẩm cần bảo quản.

Số 0 (hoặc ký hiệu OFF) là vị trí dừng. Khi con trỏ của bộ điều khiển dừng ở số này, tủ lạnh sẽ không khởi động. Con số càng lớn, nhiệt độ tủ lạnh càng giảm.

Vào các thời điểm thời tiết mát mẻ như mùa xuân, thu và mùa đông, bạn có thể điều chỉnh nhiệt cho tủ lạnh ở mức 3.

Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh nhiệt tủ lạnh bất cứ khi nào thấy cần thiết. Ví dụ như khi chỉ cần bảo quản một lượng thực phẩm vừa phải, thực phẩm còn tươi thì có thể điều chỉnh nhiệt ở mức 1 hoặc 2. Nếu muốn làm lạnh nhanh thì có thể tăng lên mức 4-5.

Vào mùa hè, nhiệt độ môi trường tương đối cao, bạn có thể sẽ phải điều chỉnh hạ nhiệt độ tủ xuống thấp (tức là tăng số trên bộ điều chỉnh nhiệt) để bảo quản thực phẩm tốt hơn. Nếu trữ nhiều thực thẩm, bạn có thể điều chỉnh công suất lên vị trí Max (mức số 4 hoặc số 7, tùy theo tủ lạnh).

Với tủ lạnh điều chỉnh bằng bảng điện tử, bạn có thể chỉnh thông số cho cả ngăn mát và ngăn đá ngay trên cùng bảng điều khiển bên ngoài tủ. Trong khi đó, bảng điều chỉnh cơ thường sẽ tách phần điều chỉnh của ngăn mát và ngăn đá riêng. Tuy nhiên, về cơ bản, nguyên tắc điều chỉnh của hai loại bảng điều khiển này đều như nhau. Bạn có thể căn cứ vào nhiệt độ môi trường để thay đổi nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Ví dụ, khi trời nóng thì hạ nhiệt độ tủ lạnh xuống thấp. Trời lạnh thì có thể tăng nhiệt độ lên để tiết kiệm điện.

Tủ lạnh sử dụng bảng điều khiển điện tử có thể sẽ có nhiều chức năng hơn và hiển thị được cả mức nhiệt ở ngăn đá và ngăn mát.

Tủ lạnh sử dụng bảng điều khiển điện tử có thể sẽ có nhiều chức năng hơn và hiển thị được cả mức nhiệt ở ngăn đá và ngăn mát.

Điều chỉnh nhiệt độ giữa ngăn mát và ngăn đá

Ngoài bộ điều chỉnh nhiệt độ chính, tủ lạnh còn có một bộ phận dùng để điều chỉnh gió ở ngăn đá.

Khi chỉnh bộ phận này về vị trí Max, lượng không khí lạnh vào ngăn đá sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu chỉnh về vị trí Min thì khí lạnh sẽ thổi vào ngăn mát nhiều hơn.

tiet-kiem-dien-tu-lanh-03

Ví dụ, nếu bạn sử dụng ngăn đá ít và chỉ tập trung bảo quản thực phẩm ở ngăn mát thì có thể gạt nút điều chỉnh đến gần sát vị trí Min. Như vậy, gió mát sẽ thổi vào ngăn lạnh nhiều hơn, giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn mà không cần thiết phải tăng công suất tủ, tránh tốn điện.

Vơi bảng điều chỉnh nhiệt điện tử, bạn cũng sẽ làm tương tự. Thao tác cụ thể bạn nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng khi mua tủ.

Nhiệt độ phù hợp với ngăn mát và ngăn lạnh

Thông thường, nhiệt độ bảo quản thực phẩm ở ngăn mát thường dao động trong khoảng 2-4 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ của ngăn đá có thể xuống khoảng -16 đến -18 độ C nếu bảo quản thực phẩm tươi sống.