Uống nước trước khi ăn, tập trung vào bữa ăn, dùng bát đĩa có kích thước nhỏ… góp phần kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể tốt hơn.

1. Giữ đồ ăn vặt ngoài tầm mắt

Bạn có thể dự trữ một chút đồ ăn vặt, ăn nhẹ trong nhà, phòng những lúc đói bụng hay bận rộn. Tuy nhiên, thay vì để chúng ở bàn làm việc, phòng khách, hãy cất chúng xa tầm mắt. Tốt nhất hãy “giấu” chúng trong tủ, ngăn kéo hoặc cất ở nơi cao, xa tầm tay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn những món ăn vặt, ăn nhẹ lành mạnh.

Thay vì ăn snack, kem, kẹo dẻo... hãy mua sữa chua, các loại hạt hoặc ăn trái cây tươi.

Thay vì ăn snack, kem, kẹo dẻo… hãy mua sữa chua, các loại hạt hoặc ăn trái cây tươi.

2. Ăn chánh niệm

Ăn uống chánh niệm là nâng cao nhận thức, hướng sự tập trung vào thức ăn trên đĩa và trong miệng, toàn tâm hướng vào cảm giác ăn thay vì vừa ăn vừa xem TV hay làm những việc khác. Ăn chánh niệm sẽ giúp bạn cảm nhận, tận hưởng được tối đa hương vị đồ ăn, kiểm soát tốt lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngược lại, khi vừa ăn uống vừa phân tâm cho nhiều việc khác bạn dễ ăn nhiều hơn nhu cầu thực sự của cơ thể.

3. Chọn trang phục xanh lam

Màu xanh lam được cho là ức chế cảm giác thèm ăn, có thể làm bạn bớt hứng thú với việc ăn uống nhờ đó kiểm soát lượng calo nạo vào cơ thể tốt hơn. Theo ETToday, bạn có thể chọn trang phục hoặc mang kính râm màu xanh lam hoặc sử dụng đèn màu xanh lam trong phòng ăn.

4. Đừng vội thu dọn bát đĩa

Một khảo sát cho thấy nếu người phục vụ nhà hàng nhanh chóng dọn đi đĩa bát đã hết đồ ăn trên mặt bàn, số tiền khách phải thanh toán có xu hướng tăng thêm 27%. Lý do là lúc này khách hàng sẽ có cảm giác như chưa ăn quá nhiều và muốn gọi thêm đồ ăn. Bạn cũng có thể tận dụng cách này để đánh lừa não bộ. Sau khi ăn xong đừng vội vàng thu dọn bát đĩa, hãy để não bộ kịp ghi nhận là bạn đã ăn bao nhiêu, nhờ đó sẽ có ý thức cao hơn về những gì mình đã nạp vào cơ thể.

5. Ăn trong đĩa, bát nhỏ

Kích thước của đĩa/bát có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể. Việc để thức ăn trên đĩa lớn sẽ khiến thức ăn trông nhỏ hơn, dẫn đến vô tình ăn nhiều hơn. Ngược lại, chọn đĩa/ bát nhỏ để thức ăn trông được đầy đặn, tạo cảm giác được ăn nhiều.

Cùng một lượng thức ăn nhưng khi bày biện trong đĩa nhỏ sẽ đánh lừa thị giác rằng bạn được ăn nhiều.

Cùng một lượng thức ăn nhưng khi bày biện trong đĩa nhỏ sẽ đánh lừa thị giác rằng bạn được ăn nhiều.

6. Mang theo nước bên mình

Uống một ly nước trước bữa ăn có thể làm tăng cảm giác no nhờ đó hạn chế được lượng thực ăn nạp vào cơ thể khi đến bữa. Bên cạnh đó ăn nhiều các món súp, canh trong bữa ăn để nhanh no, no lâu hơn, nhờ đó có thể hạn chế việc tiêu thụ các món chứa nhiều tinh bột hay món nhiều dầu mỡ. Bạn cũng nên thiết lập thói quen mang theo nước lọc bên mình giúp hạn chế ăn vặt, bớt cảm giác đói.

Theo Duk Sun (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link