Đau lòng bàn chân có thể được cảm nhận ở phần gót chân, giữa vòm của lòng bàn chân hay phần ụ ngón chân tuỳ thuộc vào các bệnh lý khác nhau.

Đau lòng bàn chân có thể đến từ nhiều bệnh lý khác nhau. Ảnh: iStock.

Lòng bàn chân (hay gan bàn chân) là nơi phải chịu đựng tất cả áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi khi chúng ta đi bộ, chạy hay đứng.

Theo giải phẫu học, 26 xương và dây chằng liên kết ở bàn chân. Cấu trúc giải phẫu này cho phép bàn chân hoạt động như một bộ phận giảm sang chấn và đòn bẩy. Đau chân có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cấu trúc nào của bàn chân. Trong đó, đau lòng bàn chân có thể được cảm nhận ở phần gót chân, giữa vòm của lòng bàn chân hay phần ụ ngón chân tùy thuộc vào các bệnh lý khác nhau.

Viêm cân gan chân

Dây chằng bàn chân là một trong các sợi dây chằng lớn nhất chạy dọc theo lòng bàn chân tạo thành hình vòm nối gót chân với ngón chân. Tình trạng tổn thương ở dây chằng này thường gặp nhất là viêm cân gan chân. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lòng bàn chân.

Cơn đau do viêm cân gan chân gây ra thường xuất hiện ở khu vực lòng bàn chân gần gót chân, đặc biệt đau nhói khi bạn thức dậy, bước xuống giường và di chuyển vào mỗi sáng; khi đứng lâu hoặc khi đứng lên sau khi ngồi. Tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân có xu hướng giảm nhẹ khi ngồi xuống nghỉ ngơi.

U thần kinh Morton

U thần kinh Morton là dạng u thần kinh xảy ra ở ở lòng bàn chân. Đây là sự dày lên của mô thần kinh giữa ngón chân thứ ba và thứ tư do dây thần kinh bị chèn ép và kích thích. Hậu quả là dây thần kinh bị tổn thương gây ra triệu chứng đau, nóng ran, ngứa, bỏng rát trong lòng bàn chân.

Bong gân bàn chân

Các hoạt động quá mức hay tập luyện ở cường độ cao có thể làm tổn thương dây chằng và mô cơ ở lòng bàn chân, dẫn đến bong gân và căng cơ. Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến lòng bàn chân đau, kèm theo sưng và bầm tím.

dau long ban chan anh 1

Đau lòng bàn chân có thể được cảm nhận ở phần gót chân, giữa vòm của lòng bàn chân hay phần ụ ngón chân tuỳ thuộc vào các bệnh lý khác nhau. Ảnh: iStock.

Dị tật bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là dị tật mà lòng bàn chân bằng phẳng (có thể quan sát khi đứng trên mặt phẳng), không tạo hình vòm lõm vào như thông thường. Đôi lúc dị tật này sẽ gây đau mắt cá chân và lòng bàn chân. Đây là dị tật thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể tự khỏi khi trẻ đến 6 tuổi mà không cần điều trị cũng không gây nên các vấn đề cản trở cho hoạt động.

Tuy nhiên, hãy đi khám nếu bàn chân bị đau, cứng, yếu hoặc tê; thường bị thương ở chân hoặc mắt cá chân; gặp vấn đề khi đi bộ hoặc thăng bằng; không bị bàn chân bẹt trước đây hoặc tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến một bàn chân.

Đau lòng bàn chân phải làm sao?

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm đau lòng bàn chân mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

– Nghỉ ngơi và nâng cao chân (hơn vị trí của tim).

– Chườm một túi đá lạnh lên vùng bàn chân đang bị đau trong vòng 20 phút và lặp lại cách 2-3 giờ cho đến khi đỡ đau.

– Đi giày rộng, thoải mái với đế thấp và gót mềm.

– Cố gắng giảm cân (nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì).

– Cố gắng thường xuyên tập luyện các bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng.

– Không đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài sau chấn thương.

– Không đi giày cao gót hoặc giày mũi nhọn.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi triệu chứng đau giữa lòng bàn chân có các biểu hiện sau đây:

– Cơn đau dữ dội gây cản trở hoạt động thường ngày của bạn

– Cơn đau nặng hơn hoặc tái phát.

– Cơn đau không cải thiện sau 2 tuần chăm sóc tại nhà.

– Có cảm giác ngứa ran hoặc mất cảm giác ở chân

– Các vấn đề về lòng bàn chân xảy ra nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường.

Biện pháp giảm cơn đau lòng bàn chân

Nhiều biện pháp khắc phục tại nhà khi xuất hiện cơn đau gan bàn chân. Nếu các triệu chứng của bạn không phải do một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn bệnh Freiberg hoặc bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ đề nghị một số phương pháp sau. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài ngày:

– Nghỉ ngơi đôi chân của bạn khi có thể: đặc biệt là sau các hoạt động gắng sức. Chườm túi nước đá trong khoảng thời gian 20 phút, khoảng cách giữa các lần chườm là 20 phút. Đá sẽ giúp giảm viêm và giảm sưng.

– Mang giày thoải mái: Nếu bạn mang giày cao gót, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay giày. Bạn cũng sẽ muốn chắc chắn rằng giày của mình vừa vặn. Giầy dép có thể gây bàn chân không thẳng hàng trong khi bạn đứng và đi bộ, tạo ra sự cân bằng không đúng.

– Tập thể dục: Bạn sẽ không thể tham gia vào các hoạt động thể thao có cường độ cao trong thời gian này. Thay vào đó hãy tập các bài tập kéo dãn có thể làm giảm đau, tăng tính linh hoạt và sức mạnh cho khớp. Bạn sẽ phải thực hành bài tập này vài lần một ngày cho đến khi cơn đau được giải tỏa.

– Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên bàn chân.

Theo Zing – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link