Hiện đã có nhiều loại vaccine ngăn ngừa ung thư như vaccine viêm gan B ngăn ngừa ung thư gan và vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung.

Bệnh nhân Kathleen Jade tiêm liều vaccine ung thư vú thử nghiệm thứ 3 tại Trung tâm y tế Đại học Washington - Montlake ở Seattle (Mỹ), ngày 30-5. Ảnh: AP
Bệnh nhân Kathleen Jade tiêm liều vaccine ung thư vú thử nghiệm thứ 3 tại Trung tâm y tế Đại học Washington – Montlake ở Seattle (Mỹ), ngày 30-5. Ảnh: AP

Tuy nhiên, Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho biết, các nhà khoa học đã đạt đến một bước ngoặt lớn và đây không phải là những loại vaccine truyền thống ngăn ngừa bệnh tật, mũi tiêm sẽ không ngăn được ung thư, nhưng sẽ thu nhỏ khối u và ngăn ung thư quay trở lại.

Loại vaccine điều trị bằng liệu pháp mRNA này lần đầu tiên được Công ty Dược phẩm Moderna tạo ra để điều trị ung thư, nhưng sau đó được sử dụng để tung ra vaccine Covid-19 ở đỉnh điểm của đại dịch.

Giám đốc y tế của Moderna, Tiến sĩ Paul Burton, cho biết, phương pháp phát triển vaccine điều trị được “cá nhân hóa” để nhắm mục tiêu vào các loại khối u khác nhau, lần này là khối u của ung thư vú và ung thư phổi, sẽ có hiệu quả cao với khả năng cứu sống “hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu người ngay sau năm 2030”.

Theo Hạnh Chi (sggp) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link