CDC cho biết lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, lý do gây tử vong hàng đầu và đột quỵ – nguyên nhân tử vong đứng thứ năm trên thế giới.
Thịt đã qua chế biến (thịt xông khói, xúc xích…): Dana Ellis Hunnes, tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại trung tâm y tế UCLA, trợ lý giáo sư tại trường Y tế Công cộng UCLA Fielding, cho biết: “Những loại thịt này cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và chất chuyển hóa (TMAO) làm tăng cholesterol cũng như gây viêm thông qua IGF-1, insulin và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật”. USDA cho biết thịt xông khói có 1,1 gram chất béo bão hòa. BMJ cho biết: “Thịt chế biến chiếm 16% lượng chất béo bão hòa, trong khi thịt chưa qua chế biến là 5%, cá 1% và trứng 1% lượng chất béo bão hòa”. Ảnh: Shutterstock.
Ngũ cốc có đường: Chuyên gia dinh dưỡng Trista Best cho biết: “Ngũ cốc được làm bằng đường và lượng chất xơ thấp khiến người tiêu dùng có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như cholesterol cao và tăng lượng đường trong máu. Chất xơ làm cho ngũ cốc có đường trở nên vô dụng trong việc loại bỏ cholesterol lưu hành trong máu, trái ngược với ngũ cốc chất xơ cao làm bằng ngũ cốc và ít hoặc không có đường. Những loại ngũ cốc này thường có nhiều chất béo bão hòa, ngay cả những loại được bán trên thị trường và gắn nhãn là tốt cho sức khỏe”. Do vậy, bạn cần đọc nhãn dinh dưỡng và danh sách các thành phần của sản phẩm để xem xét mức cholesterol. Ảnh: Women’s Health.
Trứng: Chuyên gia dinh dưỡng Nichole Dandrea cho biết: “Lòng đỏ trứng chứa gần 5 gram chất béo, bao gồm 1,6 gram chất béo bão hòa trên mỗi quả trứng lớn theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA. Mọi người thường ăn 2-3 quả trứng trong các món như trứng tráng hoặc món xào, làm tăng lượng chất béo bão hòa lên 3,2-4,8 gram mỗi khẩu phần”. Ảnh: Eggs.
Thịt đỏ: Theo chuyên gia dinh dưỡng Dana Ellis Hunnes, thịt đỏ làm tăng mức cholesterol với nhiều lý do. Nó gây viêm – bản thân nó có thể làm tăng mức LDL (cholesterol xấu) và cholesterol toàn phần. Thịt đỏ cũng làm tăng TMAO và IGF-1 (một dấu hiệu viêm). Mayo Clinic cho biết: “Nhãn trên những miếng thịt bò được coi là công bố dinh dưỡng, vì vậy chúng phải tuân theo các quy định của chính phủ. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) quy định các miếng thịt bò có thể được dán nhãn là ‘nạc’ hoặc ‘nhiều nạc’ dựa trên hàm lượng chất béo và cholesterol”. Ảnh: Insider. Thực phẩm chiên rán: Những món ăn này có thể được chiên bằng chất béo chuyển hóa (hoặc chất béo bão hòa). Chỉ riêng yếu tố đó cũng có thể làm tăng mức cholesterol. Ngoài ra, hầu hết thực phẩm chiên nhiều chất béo thường được phủ một lớp bột/tinh bột trắng và chứa nhiều chất béo đơn giản. Điều này làm tăng IGF-1, insulin và các dấu hiệu viêm khác trong máu, có liên quan đến việc tăng mức cholesterol và cholesterol LDL. Ảnh: Eat This Not That.
Thực phẩm đã qua chế biến: Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Richards cho biết thực phẩm chế biến có nguồn chất béo bão hòa chính trong chế độ ăn uống tiêu chuẩn của người Mỹ. Bản chất gây viêm nhiễm của thực phẩm chế biến sẵn khiến chúng trở thành thủ phạm gây ra cholesterol cao. Chúng thường được làm bằng carbohydrate tinh chế, thêm đường và dầu hydro hóa. Những đặc điểm này làm tăng lượng chất béo bão hòa và các thành phần gây viêm của thực phẩm chế biến. Khi cơ thể bị viêm mạn tính, nó có thể vừa làm tăng cholesterol LDL (có hại) vừa làm giảm cholesterol HDL (có lợi). Lượng natri trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là các bữa ăn tiện lợi đông lạnh có thể gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Adobestock.
Thịt gia cầm còn da: Theo chuyên gia dinh dưỡng Lisa Richards, thịt gia cầm làm tăng cholesterol. Điều này có thể gây nguy hiểm khi những người có nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao ăn nó. Khi loại bỏ da, hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt gà và các dạng gia cầm khác giảm đáng kể. Tuy nhiên, để nguyên da có thể góp phần làm tăng lượng cholesterol trong máu và phổ biến trong các món ăn như salad gà, gà quay, nướng hoặc chiên thịt gà. Khi chuẩn bị bữa ăn với thịt gia cầm, hãy loại bỏ da để cắt giảm lượng chất béo bão hòa có trong bữa ăn. Ảnh: FoodPanda.
Một số loại chocolate: Huấn luyện viên cá nhân và chuyên gia dinh dưỡng Jesse Feder giải thích: “30 gram chocolate đen có khoảng 9 gram chất béo bão hòa. Một quan niệm sai lầm phổ biến là chocolate đen chứa chất chống oxy hóa nên nhiều người ăn mà không kiểm soát số lượng. Điều này không hoàn toàn đúng. Chocolate đen có chất chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, ăn chocolate đen trên 70% sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn và tốt nhất tránh hoặc hạn chế loại chocolate sữa, chocolate chứa nhiều đường vì chúng không có lợi cho sức khỏe”. Ảnh: Shutterstock.
Sữa nhiều chất béo (kem, phô mai, bơ): Một cốc kem vani tiêu chuẩn có khoảng 10 gram chất béo bão hòa. Một muỗng bơ tiêu chuẩn có 7 gram chất béo bão hòa. Kem và bơ là các mặt hàng chủ yếu trong tủ lạnh, nhưng đối với những người có nguy cơ cholesterol cao, tiêu thụ những thứ này một cách thường xuyên có thể khiến cholesterol tăng nhanh. Ảnh: Bigger Bloder Baking. Một số loại hạt: “Các loại hạt có xu hướng chứa nhiều chất béo, trong đó một số loại chứa nhiều chất béo bão hòa. Quả hạch Brazil, hạt macca và hạt điều là những loại có hàm lượng chất béo bão hòa cao nhất. Chúng vẫn có thể tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn đang cố gắng theo dõi lượng chất béo bão hòa của mình, bạn nên chọn các loại hạt khác như hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó”, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên cá nhân Jesse Feder cho biết. Ảnh: Cooking Light.
Thực phẩm làm từ phô mai (mì ống, phô mai, pizza…): Những thực phẩm làm từ phô mai thường được làm bằng phô mai cheddar truyền thống đã được bào nhỏ. Điều này khiến những món ăn này chứa từ 50 đến 100 gram chất béo bão hòa. Một chiếc bánh pizza phô mai cỡ trung bình làm từ phô mai mozzarella sẽ đạt từ 25 đến 50 gram chất béo bão hòa. Hàm lượng chất béo bão hòa và natri trong những món ăn này, cùng với việc thiếu dinh dưỡng tổng thể, làm cho chúng có nguy cơ làm tăng cholesterol. Nếu bạn phải tiêu thụ những loại món ăn này, hãy cân nhắc chuyển sang các lựa chọn phô mai ít chất béo hơn. Ảnh: Simply Recipes.
Theo Zing.vn