Theo chuyên gia, việc đánh đầu có thể gây ra các cơn đau đầu và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của người chơi.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến và được yêu thích nhất thế giới. Một trong số kỹ thuật cần biết để chơi môn này là đánh đầu.
Khi đánh đầu, một người có thể vừa mở mắt để định hướng, vừa dùng đầu, cụ thể là vị trí giữa trán và lông mày đánh bay một quả bóng nặng 0,2-0,4 kg. Vận tốc quả bóng lúc này có thể lên đến 40 km/h.
Lưu ý gì khi luyện trẻ kỹ thuật đánh đầu?
Giáo sư Mark Leitman tại Đại học Y khoa Albert Einstein cho hay những đứa trẻ mới học đánh đầu thường bắt đầu với một quả bóng không được bơm hơi hoặc một quả bóng xốp. Điều này giúp chúng vượt qua nỗi sợ bị đập đầu vào đầu. Ngoài ra, khi tập, huấn luyện viên nên tung bóng nhẹ nhàng để tạo sự tự tin cho trẻ.
Bên cạnh đó, một điều quan trọng khác là các buổi tập đánh đầu không nên kéo dài quá lâu. Kỹ thuật này thường bị giới hạn ở trẻ em dưới 11 tuổi.
Những đứa trẻ 11-13 tuổi chỉ được đánh đầu vài lần mỗi ngày. Buổi tập của chúng cũng không nên kéo dài quá 30 phút/ngày.
Ngoài ra, trong quá trình tập đánh bóng bằng đầu, trẻ em được dạy phải thông báo với giáo viên nếu xuất hiện hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt hoặc đau cổ.
Hệ quả của việc chơi bóng bằng đầu
Theo giáo sư Leitman, một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng cứ 5 người thì có một người có các triệu chứng về sức khỏe tâm thần trong tối đa 6 tháng sau khi bị chấn thương nhẹ ở đầu.
Đánh đầu ảnh hưởng tới phần não trước trán. Đây là trung tâm kiểm soát các chức năng quan trọng của con người như trí thông minh, trí nhớ, tính cách… và chỉ phát triển hoàn thiện cho đến khi 25 tuổi. Trước khoảng thời gian này, phần não trước trán dễ bị tổn thương nhất.
Những cú đánh không xuyên vào đầu như đánh đầu trong bóng đá gây ra chuyển động và lắc não bên trong hộp sọ xương, dẫn đến sưng và rách các kết nối thần kinh siêu nhỏ trong não.
Trong tình trạng nghiêm trọng, người chơi có thể có những biểu hiện chấn thương nặng (CTE) như nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, thờ ơ, mất tập trung, thay đổi thói quen ăn hoặc ngủ, thậm chí mất ý thức, mất trí trong khoảng thời gian ngắn.
Chấn thương tích lũy dần trong dây thần kinh và các kết nối của chúng, dẫn đến giảm tốc độ dẫn truyền trong dây thần kinh, từ đó giảm các phản ứng tinh thần nhưng người chơi thường không nhận thấy những dấu hiệu này.
Trong bóng đá, các triệu chứng này không bao giờ xuất hiện liền sau những cú đánh đầu. Điều này khiến người chơi chủ quan và tin rằng mình vẫn chơi được tiếp trận đấu. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng có thể gây ra hội chứng mất trí trong tương lai.
Theo giáo sư Leitman, bóng đá gây ra nhiều chấn động não hơn đấu vật, bóng chày, bóng rổ và bóng chày cộng lại.
Những cầu thủ bóng đá đánh đầu với tốc độ gấp 124 lần trong 2 tuần có nguy cơ có các triệu chứng chấn động cao hơn 3,5 lần so với những cầu thủ ít đánh đầu thường xuyên.
Các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp ở Scotland cũng có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa thần kinh và chứng mất trí cao gấp 3,5 lần.
Do vậy, giáo sư Leitman cho rằng các môn thể thao không đập đầu khác có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Hệ lụy khác
Chấn thương thể thao đang dần trở thành hiện tượng được chấp nhận trên thế giới. Để theo đuổi danh vọng và sự ghi nhận từ người khác, nhiều người chơi sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chịu đau đớn.
Nhiều vận động viên gặp các cơn đau giống đau đầu lại tự chữa bằng thuốc phiện (oxycodone) và fentanyl. Trong đó, fentanyl có thể khiến con người tử vong do dùng thuốc quá liều. Số ca tử vong liên quan đến chất này chiếm 80% các ca tử vong liên quan đến opioid (thuốc giảm đau – PV).
Ngoài ra, theo Hiệp hội Y khoa Mỹ, 20% người dùng opioid có thể nghiện chỉ sau 10 ngày.
Theo giáo sự Leitman, việc đánh đầu khi chơi thể thao có thể gây ra hệ lụy lâu dài tới sức khỏe cầu thủ. Vì vậy, ông cho rằng kỹ thuật này nên bị cấm trong bóng đá để bảo vệ sức khỏe lâu dài của người chơi.
Theo Linh Thùy (zing) – Ảnh: T.H