Rất nhiều trường hợp tái nhiễm Covid -19 dù mới âm tính được 7-14 ngày trước đó. Vậy người dân cần phải làm gì để tự bảo vệ mình.

Khả năng tái nhiễm Covid-19 sau khi vừa khỏi bệnh như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều người sau khi mắc Covid-19 thì chủ quan cho rằng mình có kháng thể cực mạnh, lại đã tiêm 3 mũi vaccine nên không lo bị tái nhiễm trong ít nhất 3-6 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp mắc Covid -19 trở lại sau 7 ngày âm tính như chị Nguyễn Thị Lan H ở Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo chia sẻ của chị Lan H, lần đầu chị mắc cách đây 3 tuần, sau đó phải điều trị và cách ly tại nhà 7 ngày thì khỏi. Tuy nhiên, sau khi đi làm được 1 tuần chị lại thấy mình có triệu chứng khác thường, chị nghĩ mình mắc hậu Covid -19 nên đi bệnh viện kiểm trả thì cho kết quả tái dương tính với SARS -CoV-2.

Theo tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học – Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT cho biết, trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp ở những người từng mắc một biến chủng này, ví dụ như Detal, sau đó là nhiễm biến chủng mới như Omicron. Đối với những người đã nhiễm biến thể Omicron rồi thì rất khó và hiếm xảy ra nhiễm lại cùng một biến chủng trong thời gian ngắn.

Bản thân là người bị tái nhiễm 2 biến chủng virus khác nhau, tiến sĩ Bùi Lê Minh đánh giá giữa chủng Detal và Omicron sẽ có những đặc điểm khác nhau, đó là: Người nhiễm biến chủng Detal rất nhiều người bị mất mùi. Do vậy, trong một chuỗi lây nhiễm từ nhau không ai mất mùi thì rất có thể 80-90% là nhiễm Omicron.

covid -19

Đối với việc một số trường hợp mắc Covid-19 trong vòng 1- 2 tuần đã tái nhiễm, theo tiến sĩ Minh thì điều này rất khó xảy ra trên cùng một biến chủng bởi sau một tháng mắc Covid – 19, hệ miễn dịch đang ở trạng thái đủ khả năng bảo vệ. Tuy nhiên, không loại trừ vì có những người hệ miễn dịch yếu thì các virus khác hoặc biến thể mới có thể xâm nhập được.

Sau khi mắc biến chủng Omicron, kháng thể được tạo ra thường không cao bằng sau khi mắc biến chủng Detal, nên dù chúng ta còn kháng thể nhưng khả năng chống chịu của cơ thể đã suy giảm, khả năng tái nhiễm vẫn có thể xảy ra trong một tháng, nhất là người có hệ miễn dịch yếu. Đó là lý do mọi người tuyệt đối không chủ quan”, tiến sĩ Lê Minh phân tích.

Người dân cần chuẩn bị và làm gì khi trở thành F0?

Theo thống kê, với người tiêm đủ vaccine tỷ lệ chuyển nặng không cao, tuy nhiên tuyệt đối không được chủ quan. BS Bùi Nghĩa Thịnh – Phòng khám Gia đình TP HCM cho biết, ngoài những khuyến cáo dành cho F0 mà Bộ Y tế đã đưa ra, người dân khi thành F0 cần bình tĩnh, chuẩn bị dụng cụ và tâm thế để phục vụ cho việc tự điều trị của mình.

Ngoài ra, có 2 thứ F0 cần phải có khi điều trị tại nhà đó là máy đo SpO2 và nhiệt kế. Ngoài ra, nếu chuẩn bị được máy đo huyết áp thì càng tốt.

“Đặc điểm của SARS-CoV-2 làm giảm oxy máu mà bệnh nhân không hề biết. Hiện tượng này còn gọi là thiếu oxy âm thầm.

Dù bị thiếu oxy máu nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy bình thường cho nên người bệnh thường không theo dõi. Tới thời điểm lượng oxy trong máu hạ thấp tới mức kiệt quệ khiến cho bệnh nhân ngã gục xuống và tử vong do thiếu oxy”, – BS Bùi Nghĩa Thịnh cảnh báo.

Ngoài ra, để phòng tránh việc tái nhiễm Covid -19 mỗi người dân sau khi mắc bệnh không được chủ quan nên tuân thủ nguyên tắc 5K và không nên đi ra ngoài tụ tập đám đông khi không có việc thật cần thiết.