Nước ép đu đủ, nước dừa, lựu, bông cải xanh, trà thảo dược… là những thực phẩm hỗ trợ tăng số lượng tiểu cầu, dễ tiêu hóa, giảm mệt mỏi và thư giãn cơ thể sau khi sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là một căn bệnh do muỗi gây ra, phổ biến hơn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là một bệnh do virus lây truyền qua vết đốt của loài muỗi vằn Aedes Aegypti. Sốt xuất huyết gây ra các triệu chứng giống cúm sau 5-6 ngày kể từ khi bệnh nhân bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Hiện không có một loại thuốc hay phương pháp điều trị nào là đặc hiệu, dành riêng cho bệnh sốt xuất huyết.
Bộ Y tế ghi nhận số ca sốt xuất huyết ở miền Bắc trong 8 tháng đầu năm tăng 125% so với cùng kỳ, khuyến cáo dịch diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Đến ngày 30/8, bộ cho biết số ca mắc mới tập trung tại Hà Nội với 5.190 trường hợp, tăng cao từ tháng 6 và cao nhất trong ba tuần gần đây. Trong khi đó, số ca sốt xuất huyết giảm tại ba khu vực (miền Nam giảm 71%, miền Trung giảm hơn 44%, Tây Nguyên giảm 34%).
Có nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết của một người. Thêm vào đó, bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết phải đối mặt với những cơn đau đớn khó chịu, thân nhiệt cao và suy nhược. Trong những tình huống xấu nhất, việc phục hồi thậm chí có thể mất vài tháng. Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò không thể thiếu trong việc phục hồi sau khi sốt xuất huyết. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
1. Yến mạch
Tinh bột (carbohydrate) cực kỳ quan trọng để cơ thể lấy lại sự cân bằng. Ưu điểm lớn nhất của bột yến mạch là nó dễ tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, dễ tiêu ngay cả sau khi ăn quá nhiều.
2. Các loại thảo mộc và gia vị
Các loại gia vị và thảo mộc có đặc tính chống viêm, kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch bao gồm nghệ, gừng, tỏi, hạt tiêu, quế, hạt nhục đậu khấu. Bằng cách kiểm soát các tế bào miễn dịch như tế bào T, giúp cơ thể chống lại virus, những loại thảo mộc và gia vị này hoạt động rất tốt trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch.
3. Lá đu đủ
Theo nhiều nhà nghiên cứu, lá đu đủ rất cần thiết trong cuộc chiến chống lại căn bệnh hiểm sốt xuất huyết. Lá đu đủ hỗ trợ tăng số lượng tiểu cầu, bởi tình trạng của bệnh nhân sốt xuất huyết có thể trở nên nguy hiểm khi chỉ số tiểu cầu quá thấp. Thông thường, người bệnh được khuyên uống nước ép từ là đu đủ.
4. Lựu
Một trong những loại trái cây tốt nhất cho bệnh sốt xuất huyết là lựu. Loại trái cây này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết. Lựu giúp giảm mệt mỏi và kiệt sức. Lựu có hàm lượng sắt cao, giúp người mắc bệnh sốt xuất huyết duy trì số lượng tiểu cầu trong máu cần thiết và phục hồi nhanh hơn.
5. Nước dừa
Nước dừa là nguồn cung cấp muối và khoáng chất dồi dào. Bạn sẽ không bị mất nước vì nó giữ cân bằng điện giải của cơ thể. Nó cũng làm giảm tình trạng mệt mỏi và giữ cho cơ thể bạn luôn được kích thích. Điều bắt buộc là bạn phải uống hai ly nước dừa mỗi ngày trong thời gian hồi phục. Trong tất cả các trường hợp khác, bạn cũng nên uống nước dừa.
6. Súp lơ xanh
Loại rau này là một trong những nguồn cung cấp vitamin K chính, giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Khi những người mắc bệnh sốt xuất huyết thấy số lượng tiểu cầu giảm, họ phải ăn bông cải xanh để đưa nó trở lại bình thường.
7. Trà thảo dược
Các thành phần thiết yếu trong trà thảo dược có thể hỗ trợ bệnh nhân sốt xuất huyết thư giãn cơ thể và tâm trí. Có thể sử dụng bạch đậu khấu, bạc hà, quế, gừng và các loại thảo mộc khác để pha trà. Đồ uống này thúc đẩy giấc ngủ ngon, cuối cùng giúp phục hồi nhanh hơn.
8. Sữa chua
Sau khi bị sốt xuất huyết, ăn thêm sữa chua giúp mọi người chống lại các bệnh do vi khuẩn và virus. Việc tạo ra vi khuẩn đường ruột giúp quá trình loại bỏ độc tố khỏi cơ thể được tăng cường nhờ có men vi sinh. Bệnh nhân sốt xuất huyết được hưởng lợi từ đặc tính tăng cường miễn dịch của nó, từ đó hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H