Việc lựa chọn ngành nghề theo học phù hợp là vấn đề vô cùng quan trọng với mỗi người, dưới đây là những ngành nghề đang cho thu nhập cao nhất hiện nay.
3 ngành nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay
Quản lý nhân sự
Mức lương trung bình: 30 – 100 triệu đồng/tháng
Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 10 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 đến 3.000 USD/tháng.
Bác sĩ
Mức lương trung bình: 34 – 95 triệu đồng/tháng
Y tế nói chung và bác sĩ nói riêng được coi là một trong những ngành nghề triển vọng hàng đầu hiện nay và ngay cả trong tương lai. Bởi kinh tế phát triển, thu nhập người dân cũng dần ổn định, từ đó nhu cầu về sức khỏe cũng ngày càng được xem trọng. Bên cạnh đó là nhiều vấn đề sức khỏe phát sinh đã thúc đẩy ngành y tế cũng như nghề bác sĩ có tiềm năng trong tương lai. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho những ai đam mê và theo học ngành này.
Lập trình viên công nghệ thông tin
Mức lương trung bình: 20 – 30 triệu đồng/tháng
Hiện nay, trong khi các ngành khác nhu cầu nhân lực và mức lương có xu hướng giảm qua các năm thì ngành công nghệ thông tin nói chung và nghề lập trình nói riêng vẫn vững vàng giữ được vị trí top đầu.
2 ngành nghề dễ thất nghiệp trong 10 năm tới
Ngành cử nhân lịch sử
Hiện tại, các nhóm ngành đào tạo cử nhân sư phạm thực sự không có tương lai. Cử nhân lịch sử là những người nghiên cứu, phân tích, đánh giá các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, sau đó chia sẻ kiến thức và thông tin chính xác có được cho cộng đồng. Nghiên cứu lịch sử đòi hỏi nhiều kỹ năng, đam mê và có nhiều khó khăn, thử thách.
Đa số sinh viên theo học ngành này đều có ý định học thêm một nghiệp vụ sư phạm để theo nghề dạy học. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, khả năng tìm được việc là rất khó. Nhiều cử nhân, thạc sĩ chấp nhận làm những công việc trái ngành nếu không muốn thất nghiệp.
Ngành tâm lý học
Ngành cử nhân tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác. Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi trong thời buổi kinh tế khó khăn này, nhiều cử nhân tâm lý học phải cất tấm bằng đại học và kiếm việc khác để mưu sinh.