Loại thực phẩm này được coi là “thần dược” của phụ nữ, giúp chị em lưu giữ thanh xuân.
Bộ phận “thượng phẩm” của con bò được nhắc đến ở đây chính là phần gân. Gân bò là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, gân bò có giá trị dinh dưỡng cao. Nó đã được sử dụng để chế biến các món ăn và dùng làm vị thuốc từ lâu đời.
Khi được nấu chín, gân bò có cảm giác mềm mịn, béo ngậy nhưng không bị ngán. Nhiều người cho rằng vị của gân bò cũng không thua kém gì hải sâm.
Gân bò có thể chế biến thành các món ăn bổ gan, mạnh gân cốt, trừ phong, lợi tiểu.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, gân bò có giá trị dinh dưỡng phong phú. Trong mỗi 100 gram gân bò có chứa 151 kcal calo; 0,07 mg thiamin; 5 mg canxi; 34,1 g protein; 0,13 mg riboflavin; 10 mg magiê; 0,5g chất béo; 0,7 mg niacin; 3,2 mg sắt; 2,6 g carbohydrate; 0,81 mg kẽm; 0,8 [mu] g-caroten; 23 mg kali; 150 mg phốt pho; 62 microgram retinol; 153,6 mg natri; 1,7 g selen.
Ăn gân bò thường xuyên, bạn sẽ nhận được những lợi ích vô cùng tuyệt vời với sức khỏe như:
Làm đẹp, dưỡng nhan
Gân bò có thành phần dinh dưỡng đa dạng, giúp tăng cường trao đổi chất của tế bào, đồng thời tăng độ dẻo dai, đàn hồi của da, ngăn chặn quá trình lão hóa.
Đặc biệt, gân bò có chứa hàm lượng collagen lớn. Đây là một thành phần không thể thiếu của làn da, giúp da đàn hồi và căng mịn. Collagen trong gân bò còn giúp thúc đẩy quá trình phục hồi làn da sau hư tổn rất tốt.
Khỏe mạnh gân cốt
Các thành phần của gân bò cũng có tác dụng tăng cường sức mạnh của gân cốt. Những người có thể chất yếu, khung xương có vấn đề, hay mệt mỏi, đau nhức xương khớp, đầu gối, suy nhược cơ thể có thể sử dụng gân bò như một món “dược liệu” hỗ trợ điều trị bệnh.
Tăng sức đề kháng
Gân bò có chứa kẽm, magie, vitamin B… Đây là những chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng gân bò
Gân bò chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng phải sử dụng hợp lý. Gân bò chỉ phát huy tác dụng khi được nấu chín.
Trẻ dưới 6 tuổi, hệ tiêu hóa còn non yếu không nên ăn loại thực phẩm này vì nó có thể gây chứng khó tiêu. Người lớn tuổi cũng không nên ăn thực phẩm này quá nhiều.
Gân bò chứa nhiều chất béo nên chỉ nên sử dụng gân bò khoảng 1 lần/tuần để tránh tích mỡ, gây béo phì.
Một số món ăn bổ dưỡng làm từ gân bò
Canh gân bò hạt sen
Gân bò hầm với lửa vừa cho đến khi chín mềm. Sau đó, cho hạt sen vào hầm mềm rồi cho cà rốt và nêm nếm vừa ăn.
Món ăn này chế biến đơn giản, không chỉ bổ sung collagen mà còn mang tác dụng thanh mát, an thần.
Gân bò hầm rượu vang đỏ
Làm sạch gân bò, cho vào nồi nước sôi chần sơ. Thái nhỏ hành tây, cà rốt.
Cho chút dầu ăn vào nồi, bỏ hành tây vào phi thơm. Sau đó, cho cần tây, cà rốt, rượu vang vào đun sôi. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi. Chờ nước sôi thì bỏ gân bò vào hầm nhừ khoảng 2 tiếng, nêm gia vị cho vừa ăn.
Gân bò trộn gỏi
Gân bò rửa sạch, bỏ vào nồi cùng với chút muối, gừng và đổ ngập nước. Luộc cho đến khi gân bò chín mềm. Sau đó, vớt gân bò ra để nguội, thái miếng vừa ăn.
Pha nước trộn gỏi: nước mắm, đường, ớt, nước cốt chanh, tỏi băm trộn đều với nhau, nêm nếm sao cho vừa khẩu vị.
Bạn có thể trộn gỏi gân bò với khế chua, xoài xanh, cóc xanh, rau tiến vua… tùy thích.
Chỉ cần cho gân bò với các loại rau quả vào tô, trộn đều với nước sốt là được. Có thể thêm chút rau sả bằm, rau răm, vừng rang (tùy khẩu vị) để tạo thêm mùi thơm cho món ăn.