Nhiều người cho rằng cứ test “2 vạch” là tái nhiễm nhưng đôi khi không phải như vậy.

Theo VnExpress, chị Thủy Tiên (Tp. Thủ Đức) trở thành F0 vào cuối tháng 10/2021. Chị có các triệu chứng sốt, khó thở, mất mùi, mất vị, gần hai tuần sau xét nghiệm âm tính. Sau khi khỏi bệnh, chị đã tiêm mũi vắc xin thứ 3. Đến đầu tháng 3 năm nay, khi chăm sóc người nhà là F0, chị lại có biểu hiện sốt, ho có đờm, đau họng, mệt mỏi, test nhanh hai vạch. Chị cho biết lần này bệnh nhẹ hơn, chỉ sau 5 ngày là âm tính.

Anh Minh (quận 2, Tp. HCM) cũng 2 lần dương tính nhưng chỉ cách nhau nửa tháng. Anh không rõ mính bị tái nhiễm, dương tính giả hay là chưa khỏi bệnh từ lần trước. Anh cho biết lần đầu phát hiện nhiễm bệnh anh có triệu chứng đặc trưng của biến chủng Omicron như sốt, ớn lạnh, ho nhiều, đau rát họng. Ba hôm trước, sau khi âm tính được 2 tuần, anh đi ăn cùng nhóm bạn. Khi về nhiều người test nhanh có kết quả dương tính. Anh cũng test thử và có kết quả 2 vạch. Tuy nhiên, lần này anh không có triệu chứng gì, cơ thể khỏe mạnh bình thường nên chỉ tự cách ly.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết không ít trường hợp vừa khỏi bệnh một vài tuần vẫn cảm thấy lo lắng nên liên tục test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR và kết quả đều là dương tính. Theo bác sĩ, trường hợp dương tính quá gần với thời gian nhiễm lần trước có thể là “tái dương tính do xác virus chưa kịp đào thải.

BS giải thích thêm: Cả test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm PCR về bản chất đều là tìm vật liệu di truyền của virus. Nó không phân biệt virus sống hay là xác virus. Vì vậy, người khỏi bệnh nhưng vẫn có xác virus trong cơ thể thì kết quả xét nghiệm vẫn ra dương tính. Khoa học đã chứng minh trường hợp tái dương tính không có ảnh hưởng đến sức khỏe và không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

“Xác virus vẫn còn tàn lưu trong cơ thể cho kết quả xét nghiệm dương tính giả. Thực tế rất hiếm khi mới hết bệnh vài tuần đã tái nhiễm ngay vì cơ thể đã có miễn dịch”, BS Khanh nói.

Do đó, trường hợp xét nghiệm dương tính trong khoảng thời gian gần, ví dụ một tháng và không có triệu chứng gì thì khả năng là tái dương tính.

Tái nhiễm là khi mắc chủng khác với triệu chứng rõ rệt (hoặc có giải trình tự gene virus thấy rõ chủng virus). Tái nhiễm thường diễn ra sau 1-2 tháng kể từ lần nhiễm trước.

tai-nhiem-khac-voi-tai-duong-tinh-01

Không chủ quan trước tình trạng tái nhiễm

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, lưu ý mọi người cần phân biệt giữa tái nhiễm và tái dương (tái hoạt) của virus để tránh hoang mang. Tái nhiễm nguy hiểm hơn tái dương tính bởi tái nhiễm là một lần mắc bệnh mới và cần điều trị như một ca bệnh mới.

Cho đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng những đợt tái nhiễm thường nhẹ hơn so với lần đầu tiên dù F0 gặp bất cứ biến chủng nào. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ F0 gặp các biến chứng nặng sau khi tái nhiễm. Việc này được cho là phụ thuốc vào thời điểm người bệnh mắc bệnh.

Tái nhiễm sẽ tăng cường miễn dịch của người bệnh. Nó như một liều vắc xxin tăng cường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không thể an toàn 100%. Nhiều dữ liệu cho thấy có một số F0 tái nhiễm trên 2 lần.

Các chuyên gia khuyến cáo những trường hợp mới khỏi bệnh chưa lâu và không có triệu chứng gì thì không nên lo lắng làm xét nghiệm, tránh gây tốn kém không cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan. Trong tình hình hiện tại, người dân vẫn cần phải tuân thủ các quy định như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, tiêm phòng. Ngoài ra, cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, ngủ đủ giấc, tăng cường vận động thể dục thể thao để nâng cao sức để kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại virus.