Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra một loạt các bất thường như: kinh không đều hoặc vô kinh trên 6 tháng, chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh, máu kinh quá nhiều hoặc quá ít,… thì đây chính là rối loạn kinh nguyệt.

Như thế nào là bị rối loạn kinh nguyệt?

Khi nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt tức là họ đang phải đối mặt với những bất thường liên quan đến chu kỳ kinh như:

– Một chu kỳ kinh có thể kéo dài trên 35 ngày hoặc ít hơn 28 ngày.

– Thời gian hành kinh ở mỗi chu kỳ dài trên 7 ngày.

– Có thể xuất hiện 2 kỳ kinh/tháng.

– Lượng máu mất đi trong những ngày hành kinh trên 80ml hoặc dưới 20ml.

– Máu kinh vón thành từng cục, màu đen hoặc đỏ tươi kèm theo mùi hôi.

Đây là những dấu hiệu không hề khó nhận biết, chỉ cần chú ý quan sát một chút, các bạn nữ sẽ nhận ra có phải mình đang bị Rối loạn kinh nguyệt hay không.

kinhnguyet

Rối loạn kinh nguyệt có thể do bệnh gì?

Tăng prolactin máu

Prolactin là một loại hormone do cơ quan nội tiết trong não người có tên là tuyến yên tiết ra. tăng prolactin máu là 1 bệnh lý gây tiết sữa, vô kinh và vô sinh ở cả nam lẫn nữ. Các nguyên nhân thường gặp của tăng prolactin máu là do u tuyến yên, rối loạn chức năng điều hòa sản xuất nội tiết của cơ thể…

Với chị em phụ nữ, nếu quá nhiều prolactin có thể khiến các nang noãn kém phát triển, tiết estrogen không đủ. Điều này có thể gây thay đổi hoặc ngừng rụng trứng, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng.

Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng, dẫn đến hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi hành kinh. Đó là lý do nhiều chị em có chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc xuất huyết âm đạo giữa các chu kỳ và đau bụng kinh dữ dội.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là 1 dạng bệnh lý rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Thống kê cho thấy, có khoảng 2,2 – 26,7% phụ nữ 15 – 44 tuổi mắc hội chứng này. Bệnh gây nhiều tác động lên buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, tăng nồng độ nội tiết tố nam, dẫn đến hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều, thường kéo dài bất thường là dấu hiệu thường gặp nhất của hội chứng buồng trứng đa nang. Nguyên nhân bởi quá trình rụng trứng gặp trục trặc, làm cho niêm mạc tử cung không bong ra hàng tháng. Bên cạnh đó, niêm mạc tử cung được hình thành và phát triển trong 1 khoảng thời gian dài, dẫn đến lượng máu trong mỗi kỳ kinh có thể nhiều hơn bình thường.

Khối u tuyến yên

Các bệnh lý về tuyến yên thường gặp trên lâm sàng và ảnh hưởng lớn đến vô sinh nữ. Đặc biệt là khối u tuyến yên. Bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây ra vô sinh.

Bởi vì khối u có thể làm phá vỡ cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể gây ức chế sự rụng trứng. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị gián đoạn, làm giảm khả năng có con tự nhiên.

Ở người có mức độ nhẹ hơn thì vẫn có thể có kinh nguyệt và rụng trứng bình thường. Tuy nhiên, hormone progesterone không được sản xuất đủ làm cho trứng không thể thụ tinh làm tổ. Vì vậy, có thể dẫn tới nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

Những việc nên làm

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, để cải thiện tình trạng này, chị em phụ nữ nên:

– Cải thiện trạng thái tâm lý để có được tinh thần thoải mái nhất

Đây là việc làm rất cần thiết bởi căng thẳng, mệt mỏi, stress trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Khi trạng thái tinh thần được cải thiện bằng cách nghĩ về những điều tích cực, tham gia các hoạt động thư giãn cùng bạn bè, nghe nhạc, thư giãn,… thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần trở nên ổn định.

– Nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý, giấc ngủ không đủ cũng gây rối loạn kinh nguyệt. Xây dựng lại cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cơ thể điều tiết về trạng thái cân bằng nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ được cải thiện.

– Ăn uống đủ chất

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ tăng cường lưu thông máu, bồi bổ khí huyết, giảm thiểu thiếu máu do rối loạn kinh nguyệt nhiều ngày và giúp kinh nguyệt sớm ổn định hơn.

– Không lạm dụng thuốc tránh thai

Thực tế cho thấy rất nhiều phụ nữ lựa chọn thuốc tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn. Việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ hormone Estrogen và Progesterone dẫn đến chậm kinh và tăng nguy cơ vô sinh. Vì thế chị em hãy hạn chế áp dụng phương pháp này mà thay vào đó, hãy dùng bao cao su hoặc tìm một biện pháp khác.

– Khám sản phụ khoa

Bị rối loạn kinh nguyệt lâu ngày, đã áp dụng thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, cải thiện tâm lý,… nhưng không cải thiện, tốt nhất chị em nên tìm gặp bác sĩ sản phụ khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân, điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp để ngăn chặn những biến chứng do bệnh gây ra.

Khi đã bị rối loạn kinh nguyệt thì phải làm gì?

Để chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt, trước tiên nữ giới sẽ được bác sĩ sản phụ khoa hỏi thăm tiền sử bệnh, thông tin về chu kỳ kinh, lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ cùng như các triệu chứng kèm theo; thăm khám vùng kín sau đó thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm Pap, xét nghiệm nội tiết tố, xét nghiệm máu, nội soi ổ bụng, nội soi buồng tử cung, siêu âm qua đường âm đạo, sinh thiết nội mạc tử cung,…