Bác sĩ Jiyang Takaho giới thiệu liệu pháp ăn kiêng Jiyang để tiêu diệt tế bào ung thư.

Ảnh: Pinterest

Trải qua 40 năm nghiên cứu lâm sàng, 14 năm kiểm tra kết quả nghiên cứu, bác sĩ phẫu thuật người Nhật Jiyang Takaho đã đưa ra liệu pháp ăn kiêng Jiyang, giúp cải thiện tỷ lệ khỏi bệnh của bệnh nhân ung thư lên tới 64.5%. Ông miêu tả chi tiết về chế độ ăn này trong sách Tế bào ung thư sợ chúng ta ăn thế này.

Cụ thể, 30 trường hợp đã được chữa khỏi ung thư hoàn toàn nhờ liệu pháp ăn kiêng Jiyang và 106 trường hợp có sức khỏe được cải thiện. Nhiều bệnh nhân trong số này là những người đã được các tổ chức y tế tuyên bố là không điều trị hoặc là bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Sau khi một số bệnh nhân ung thư gan kết hợp liệu pháp ăn kiêng kiểu Jiyang và điều trị bằng thuốc, các tổn thương đã biến mất hoàn toàn sau một năm rưỡi. Dưới đây là chế độ ăn kiêng Jiyang.

1. Chế độ ăn uống gần như không có muối

Một số người có thể lo lắng rằng chế độ ăn này có hại cho sức khỏe. Sự băn khoăn này là đúng vì chúng ta phải dựa vào muối (natri clorua) để có được chất khoáng thiết yếu là natri cho cơ thể. Nếu lượng natri nạp vào bằng 0, nó có thể đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, trong thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là hải sản như rong biển, cá và động vật có vỏ đã chứa đầy đủ lượng natri cần thiết cho cơ thể. Ngay cả 100 gram bánh mì nướng cũng chứa một gam natri. Vì vậy, nạp 2-3 gram muối mỗi ngày là đủ. Nếu bạn không thực sự tập thể dục vất vả hoặc lao động chân tay nhiều, bạn không cần thiết phải tiêu thụ quá nhiều muối ngoài lượng đã có sẵn trong thực phẩm. Khi bạn đang trong quá trình điều trị ung thư, hãy cố gắng không ăn muối.

Còn để ngăn ngừa tái phát ung thư, không nên dùng quá 5 gram mỗi ngày.

2. Hạn chế ăn thịt gia súc, lợn

Giáo sư Colin Campbell, nhà hóa sinh người Mỹ, đã chỉ ra rằng protein động vật là chất gây ung thư mạnh nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Đồng quan điểm, trong hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Jiyang nói cần ăn thịt gia súc, lợn ít nhất có thể cho đến khi thể lực của bạn cải thiện đến một mức độ nhất định, kể cả thịt gà và cá cũng nên tránh tối đa.

3. Ăn nhiều rau, trái cây tươi

Trước hết, nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh ung thư, bạn phải chú ý đến lượng kali nạp vào. Rau và trái cây tươi giàu kali, vì vậy bạn cần phải tiêu thụ nhóm thực phẩm này nhiều mỗi ngày.

Thứ hai, rau và trái cây tươi chứa polyphenol flavonoid (flavonoid ), carotene, vitamin C, diệp lục, axit folic nên có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư.

Thứ ba, ăn nhiều rau và trái cây tươi là để bổ sung chất chống oxy hóa. Chúng chứa nhiều enzyme có hoạt tính cao, giúp phục hồi thể lực, cải thiện tiêu hóa và miễn dịch.

Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng như enzyme, vitamin C sẽ bị hao hụt khi đun nóng. Vì vậy, lý tưởng nhất là ăn rau tươi càng nhiều càng tốt.

4. Sử dụng các loại ngũ cốc, đậu ở dạng mầm

Phần mầm của gạo và lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng và enzyme cần thiết cho cây nảy mầm. Chẳng hạn như phức hợp vitamin B, vitamin E, các chất chống oxy hóa như lignan và axit phytic và chất xơ giúp cải thiện môi trường đường ruột. Bất kể thành phần nào, nó đều hữu ích để cải thiện tình trạng ung thư và tăng cường thể lực.

Ngoài ra, protein từ thực vật trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là nguồn nguyên liệu quý giá để xây dựng mô cơ thể khi chế độ ăn của người ung thư hạn chế nghiêm ngặt lượng protein từ động vật. Vì vậy, cho dù bạn mắc phải loại ung thư nào, đậu nành vẫn là thực phẩm được khuyên dùng trong liệu pháp ăn kiêng.

5. Ăn thực phẩm chứa axit lactic như tảo, nấm, rong biển

Ba loại thực phẩm này có một điểm chung là góp phần tăng cường khả năng miễn dịch.

Trong ruột của chúng ta chứa cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn. Nếu hại khuẩn sinh sôi nhiều hơn, các chất độc hại và độc tố chúng tạo ra có thể gây bệnh tật, thúc đẩy sự khởi phát của bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư đại trực tràng). Nhưng, hầu hết các vi khuẩn xấu đều ghét môi trường axit và ít có khả năng sinh sản trong môi trường này. Càng nhiều vi khuẩn axit lactic, độ axit trong ruột càng cao, có thể ức chế sự sinh sản và hoạt động của hại khuẩn.

Trái lại, nếu lợi khuẩn được sinh sản nhiều sẽ ức chế hại khuẩn sinh sôi và đạt được tác dụng chống ung thư. Nó cũng có thể trở thành lá chắn bảo vệ chống lại vi trùng ngoại lai. Lợi khuẩn đại diện cho chức năng này là axit lactic. Theo đó, những loại thực phẩm chứa axit lactic, có khả năng kích hoạt miễn dịch mạnh mẽ chính là nấm, rong biển, tảo. Chúng đều rất giàu chất xơ.

6. Ăn chanh, mật ong, men bia

Ảnh: Pinterest

Mật ong là thực phẩm tuyệt vời để nuôi dưỡng, duy trì sức khỏe vì nó chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất. Đồng thời, phấn hoa có trong mật ong còn có thể kích hoạt khả năng miễn dịch. Vì vậy, trong liệu pháp ăn kiêng điều trị ung thư, bác sĩ Jiyang khuyên bệnh nhân nên uống khoảng hai thìa mật ong mỗi ngày.

Ngoài mật ong, chanh cũng là thực phẩm cần bổ sung hàng ngày, bởi trong chanh có chứa vitamin C, axit citric, kali và các thành phần khác. Mỗi loại đều là thành phần không thể thiếu và quan trọng để ức chế ung thư.

Bên cạnh đó còn có men bia. Nó không có nhược điểm của protein động vật, đồng thời gần với cấu trúc động vật hơn protein thực vật nên axit amin trong men bia cân bằng hơn, cơ thể dễ tiếp thu.

7. Dùng dầu ô liu và dầu mè để cân bằng lượng mỡ

Lượng chất béo nạp vào cơ thể nên được cân bằng nhất để bạn trở nên khỏe mạnh. Khi bệnh nhân ung thư lựa chọn các loại dầu, tốt nhất nên chọn dầu ô liu và dầu mè không dễ bị oxy hóa sau khi đun nóng.

8. Uống nước tự nhiên

Để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là liệu pháp ăn kiêng điều trị ung thư, bạn không nên uống trực tiếp nước máy vì clo và flo được thêm vào nước máy. Nước này sẽ làm tăng lượng các gốc tự do trong cơ thể và tăng nguy cơ ung thư.

Nếu trong nhà không có nước khoáng tự nhiên, bạn có thể cần mua nước khoáng thiên nhiên đóng chai hoặc lắp đặt bộ lọc nước.

Lưu ý:

Trong chế độ ăn kiêng Jiyang, bệnh nhân hoàn toàn không cần tính toán lượng calo và cân nặng. Bạn cũng không cần phải tuân theo chế độ này suốt đời. Bạn chỉ cần kiên trì ít nhất từ nửa năm đến một năm, vóc dáng sẽ được cải thiện đáng kể. Khi kết thúc ăn kiêng, điều này không có nghĩa là bạn buông thả ăn uống, quay lại thói quen trước đây mà nên ăn tăng món tốt, giảm món xấu (đồ nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn…). Từ đó, bạn phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và có được niềm vui ăn uống.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link