Bạn nên cho cơm vào hộp đựng thức ăn, để vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng hai tiếng sau khi nấu và chỉ được sử dụng trong 3-4 ngày.
Cơm thừa dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn Bacillus cereus, nhưng bạn hoàn toàn có thể tiếp tục ăn nó, miễn tuân thủ các bước bảo quản và hâm nóng đúng cách.
Bảo quản cơm nguội thế nào?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), bạn nên nhanh chóng làm nguội phần cơm thừa, tránh để cơm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm từ 40 F đến 140 F (4 đến 60 độ C) trong một thời gian dài.
Nhằm giảm sự phát triển của vi khuẩn, hãy làm nguội cơm nhanh hơn bằng cách:
– Chia cơm vào các hộp đựng thức ăn và đậy kín bằng nắp.
– Đặt thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh hoặc tủ đông.
– Không để cơm hoặc bất kỳ thức ăn nóng nào ở ngoài trời hơn một giờ và luôn bảo quản cơm ở nhiệt độ 40 độ F (4 độ C) trở xuống.
Cuối cùng, nếu có bất kỳ thức ăn thừa nào bị bỏ quên lâu hơn hai giờ, hãy vứt bỏ chúng để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Có thể giữ cơm nguội trong bao lâu?
USDA khuyến nghị lưu trữ thức ăn thừa trong các khoảng thời gian sau:
– Vứt bỏ cơm thừa trong tủ lạnh sau 3-4 ngày.
– Vứt bỏ cơm thừa trong tủ đông sau 3-4 tháng.
Theo USDA, nhiệt độ phòng 90 F (32 độ C) lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Hâm nóng cơm nguội thế nào an toàn?
Sử dụng lò vi sóng
– Tháo nắp hộp đựng cơm ra, thêm 1-2 muỗng canh nước. Đậy nhẹ nắp lên trên.
– Làm ấm cơm trong lò vi sóng 3-4 phút.
– Đảm bảo rằng nhiệt độ bên trong của cơm đã được làm nóng ở mức khoảng 75 độ C hoặc cao hơn. Nếu không chắc chắn, hãy sử dụng nhiệt kế thực phẩm.
– Ăn ngay khi còn nóng.
Hấp cơm
– Chuyển cơm vào quánh (xoong có thành cao và tay cầm dài) cùng 1-2 thìa bơ hoặc dầu (có thể bỏ qua).
– Thêm 1-2 muỗng canh nước cho mỗi bát cơm và đun nhỏ lửa. Giữ nắp trên chảo.
– Thỉnh thoảng khuấy đều, sau đó kiểm tra xem nhiệt độ bên trong cơm đã đạt mức khoảng 75 độ C hay chưa. Dùng ăn ngay khi còn nóng.
Rang cơm
– Chuyển cơm vào chảo, thêm chút dầu.
– Đảo cơm liên tục trên lửa vừa. Dằm nhỏ bất kỳ phần cơm nào bị vón cục và đảm bảo gạo được phủ đều một lớp dầu ăn.
– Sử dụng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ bên trong ít nhất là 75 độ C.
– Ăn ngay khi còn nóng.
Cách hâm nóng cơm trữ đông an toàn
Nếu cơm của bạn được trữ đông sau khi nấu chín, bạn chỉ cần mở nắp hộp khi sắp ăn và rắc các loại ngũ cốc đông lạnh với 1-2 thìa canh nước tương ứng mỗi bát cơm. Che hộp bằng khăn giấy ẩm và cho vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong 1-3 phút (tùy thuộc vào khẩu phần ăn). Dùng dĩa đảo nhẹ nhàng, và lại cho vào lò vi sóng với thời gian tương tự. Để yên trong hai phút trước khi đảo lại một lần nữa và thưởng thức.
Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H