Tê chân có thể cảnh báo biến chứng tiểu đường, trong khi phù chân liên quan đến vấn đề về tim, thận.

Biểu hiện 1: Tê chân

Dấu hiệu trước khi đột quỵ

Đối với những người mắc các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, xơ cứng động mạch, tê chân có thể là dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Những bệnh nhân này thường có biểu hiện yếu và tê bì một hoặc hai bên tứ chi, đa số không chỉ xảy ra ở bàn chân, nếu hỏi kỹ sẽ thấy bệnh nhân thường kèm theo chứng mù thoáng qua, mất ngôn ngữ, thính giác thay đổi, nói ngọng.

Tê chân được y học gọi là “đột quỵ nhỏ”, thường xảy ra trước khi đột quỵ bùng phát. Vì thế, những người mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não như huyết áp cao cần phải chú ý.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, dây thần kinh hông bị chèn ép. Đây là dây thần kinh chính chi phối các chi dưới, đường đi của nó chạy dọc theo eo, mông, mặt sau đùi, lưng và bắp chân.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dễ bị tê chân, và hầu hết đều kèm theo đau thắt lưng, đau chân. Cũng có một số bệnh nhân thỉnh thoảng có biểu hiện lúc tê bàn chân trái, lúc tê bàn chân phải.

Biến chứng tiểu đường

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, khi đường huyết tăng cao sẽ gây ra hàng loạt rối loạn chuyển hóa ở các sợi thần kinh, dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại vi. Lúc này, tứ chi có cảm giác tê dại.

Thông thường, các chi dưới sẽ có biểu hiện tê nghiêm trọng hơn chi trên, vì thế nếu người bệnh đã biết mình mắc bệnh tiểu đường thì nên tích cực điều trị. Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, hoặc béo phì, bạn cũng nên xem xét khả năng mắc bệnh này.

Đôi bàn chân bị đau, sưng hay phù có thể cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe.
Đôi bàn chân bị đau, sưng hay phù có thể cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe.

Biểu hiện 2: Sưng phù chân

Bệnh tim

Người mắc các bệnh về tim như tâm phế mãn tính , suy tim… thường có hiện tượng phù chân. Vì vậy, đừng chủ quan nếu bàn chân đột nhiên bị phù nề, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra tim mạch.

Bệnh thận

Sưng bàn chân là biểu hiện phổ biến của các bệnh về thận như suy thận, hội chứng thận hư… Ngoài ra, để xác định phù chân có phải do thận gây ra hay không, bạn có thể kiểm tra mắt. Thông thường nếu thận có vấn đề thì mắt cũng sẽ phù nề.

Bệnh đường máu

Sưng phù chân cũng là biểu hiện của các bệnh về mạch máu như suy van tĩnh mạch, rối loạn hồi lưu tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu.

Bệnh gan

Gan là cơ quan tổng hợp protein quan trọng của con người. Nếu bạn mắc bệnh gan mãn tính thì định lượng albumin trong máu giảm, áp suất thẩm thấu của máu cũng giảm, từ đó gây ra phù nề bàn chân.

Biểu hiện 3: Đau chân

Dấu hiệu ban đầu của tiểu đường (đái tháo đường)

Nếu bạn bị đau chân, đặc biệt là sau khi đi bộ một quãng đường nhất định, cần chú ý đến sức khỏe. Nhiều người coi những triệu chứng này do bệnh ở thắt lưng gây ra. Trên thực tế, nó có thể thường gặp ở người bình thường khỏe mạnh, nhưng với một số khác, chúng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Xơ cứng động mạch chi dưới

Chúng ta thường thấy người già đi được một đoạn thì hơi đau nhức ở chân, và điều đầu tiên bản thân họ hay người thân đi cạnh nghĩ đến là liệu họ có đang bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không.

Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi bước vào tuổi 70, ngày càng nhiều người cao tuổi mắc chứng xơ cứng động mạch chi trên và chi dưới hoặc thuyên tắc động mạch cấp tính.

Viêm tắc động mạch chi dưới là tình trạng các động mạch ở chân bị tắc nghẽn do huyết quản tắc nghẽn, dẫn đến máu cung cấp cho chân và bàn chân không đủ, gây ra một loạt triệu chứng. Nếu đi nhiều, bạn sẽ thấy đau bàn và bắp chân.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link