Bạn có thể bị ngưng thở khi ngủ, khiến răng hô, mọc lệch… nếu thường xuyên thở bằng miệng.

Ảnh: Pinterest

Dai Zhizhan, Giám đốc Hiệp hội về Mũi cho biết, thở bằng mũi là cách cơ thể con người trao đổi khí tự nhiên nhất, có thể lọc bụi. Niêm mạc mũi còn có thể hấp thụ virus, vi khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo không khí đi vào phổi sạch.

Khoang mũi không chỉ có chức năng lọc mà còn có thể làm ẩm và làm ấm không khí. Độ ẩm không khí trong môi trường thông thường khoảng 50%, ngay cả khi trời mưa cũng khoảng 90%. Còn độ ẩm môi trường phế nang thích hợp nhất là 100%. Để đạt được độ ẩm lý tưởng này, không khí có thể được làm ẩm trong thời gian ngắn sau khi đi qua khoang mũi. Tiếp theo, không khí được trao đổi qua khí quản rồi đến phế quản làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, nếu thở bằng miệng trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe của phổi. Lúc này, bạn sẽ cho phép các chất có hại trực tiếp đi vào phổi, đồng thời nó ảnh hưởng tới sự phát triển của răng, làm cho khuôn mặt kém sắc. Nếu bạn dễ bị nghẹt mũi và ỷ lại vào thở bằng miệng, mũi có thể không hoạt động được nữa. Không khí đi trực tiếp vào phổi làm cho quá trình trao đổi khí kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, thở bằng miệng vào ban đêm khiến bạn khó để tỉnh táo khi thức dậy vào hôm sau. Dai Zhizhan nói rằng hầu hết bệnh nhân không có vấn đề gì với việc thở bằng mũi vào ban ngày, nhưng vào ban đêm, mọi chuyện trở nên khác đi. Lý do bởi máu chảy ngược khi nằm. Đồng thời khi bạn ngủ trong phòng điều hòa, không khí lạnh sẽ gây nghẹt mũi. Để biết mình có thở bằng miệng một cách vô thức khi ngủ hay không, trước khi lên giường, bạn có thể dán một miếng băng dính thoáng khí lên miệng, nếu bạn bị tỉnh giấc giữa chừng thì có thể bạn thấy khó thở, là dấu hiệu của thở bằng miệng.

Hiệp hội về Mũi cung cấp bốn yếu tố cần thiết để làm chủ cách thở đúng:

1. Luôn nhắc nhở bản thân thở bằng mũi

2. Thở với đôi môi mím chặt và lưỡi áp vào vòm miệng

3. Tránh thở gượng ép và ổn định nhịp thở

4. Nếu bạn bị nghẹt mũi, hãy cố gắng thở qua khe hở giữa môi và răng

Thở bằng miệng lâu ngày, gương mặt sẽ dần thay đổi hình thái, hàm răng bạn bị hô, xô lệch… Nó còn gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến não thiếu oxy, các cơ quan khác bị tổn thương. Nếu muốn cải thiện thói quen thở bằng miệng, bạn nên hình thành nếp tập thể dục thường xuyên. Bởi tập luyện có thể kích hoạt các dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm, cải thiện tình trạng sưng tấy ở mũi.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link