Nhiều người chọn cách này khi ngủ vào ban đêm giúp ngăn ngừa khô miệng và ngáy. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên áp dụng.

Các chuyên gia cảnh báo về tác dụng phụ của dán miệng là ngủ kém, lo lắng và khó chịu. Ảnh: SomniFix.

Theo Insider, phương pháp dán miệng khi đi ngủ cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu trên một nhóm nhỏ những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ và hen suyễn. Một nghiên cứu cho thấy dán miệng có lợi cho những người bị ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu khác lại cho thấy nó không hiệu quả đối với người bị hen suyễn.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2022, cho thấy 13 trong số 20 bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ đã giảm được tiếng ngáy từ 50% trở lên. Quan sát kết quả, các nhà nghiên cứu kết luận những người bị ngưng thở khi ngủ nên thử dán miệng trước khi sử dụng các phương pháp điều trị tốn kém và tốn thời gian khác như liệu pháp CPAP hoặc phẫu thuật.

Không nghiên cứu nào kết luận về thực hành và ảnh hưởng của nó đối với những người khỏe mạnh bình thường. Các bác sĩ vẫn thận trọng về nó và cảnh báo các tác dụng tiềm ẩn như ngủ kém, lo lắng hoặc khó thở.

Các chuyên gia sức khỏe đã thử tự dán miệng bằng băng dính mỏng và thoáng khí, đồng thời báo cáo những lợi ích như vệ sinh răng miệng và giấc ngủ ngon hơn.

Khi nói đến sức khỏe răng miệng, dán miệng có thể ngăn ngừa khô miệng, thường dẫn đến các tình trạng khác như vi khuẩn phát triển quá mức, sâu răng và bệnh nướu răng.

Theo Sleep Foundation, dán miệng có thể chặn không khí và bất kỳ chất gây dị ứng góp phần khiến hơi thở khó mùi.

Bất chấp những lợi ích có chủ đích của việc dán miệng, các chuyên gia cho biết mọi người nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử.

Theo Sleep Foundation, những người gặp khó khăn khi thở bằng mũi do dị ứng hoặc lệch vách ngăn cần tránh dán miệng vì nó có thể cản trở khả năng thở.

Thay vào đó, họ có thể thử nằm nghiêng khi ngủ hoặc uống thuốc dị ứng.

Theo Nghi Phương (zing) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link