Tấn pháp là phép trụ vững hai chân khi tập luyện và chiến đấu. Căn bản công quy định võ cổ truyền Việt Nam tập hợp 16 thế tấn. Trong đó có các nhóm tấn cao, tấn trung bình và tấn thấp.

Biên soạn: Võ sư Trần Xuân Mẫn -Phó Ban biên soạn Giáo trình huấn luyện Liên đoàn VTCTVN

Dạy “Căn bản công” cho du khách tại Hội An (Lễ hội Hành trình di sản Quảng Nam)

Tấn pháp là phép trụ vững hai chân khi tập luyện và chiến đấu. Căn bản công quy định võ cổ truyền Việt Nam tập hợp 16 thế tấn; Trong đó có các nhóm tấn cao, tấn trung bình và tấn thấp:

– Nhóm tấn cao gồm có 6 thế tấn: Lập tấn, Trảo mã tấn, Kim kê tấn, Hạc tấn, Xà tấn, Xà tấn hậu.

– Nhóm tấn trung bình gồm có 6 thế tấn: Miêu tấn, Trung bình tấn, Đinh tấn, Âm dương tấn, Hổ tấn, Xà tấn.

– Nhóm tấn thấp gồm có 4 thế tấn: Toạ tấn, Toạ qui tấn, Qui tấn, Ngọa tấn.

Giữa các nhóm tấn, mức độ dễ dàng khi di chuyển là từ nhóm cao đến nhóm trung bình và nhóm thấp là nhóm có những thế tấn di chuyển chậm nhất.

Khi tập tấn, cần thực hiện chính xác kỹ thuật của từng thế tấn. Có những đặc điểm kỹ thuật của các thế tấn cần phải lưu ý như sau:

1. Lập tấn: Hai bàn chân khép sát vào nhau.

2. Miêu tấn: Hai đầu gối cũng như hai bàn chân đều khép sát nhau

3. Trung bình tấn: Hai bàn chân song song

4. Đinh tấn: Bàn chân trước xéo tới 450 so với đường nối giữa hai bàn chân. Đầu gối trước gập tới, nếu gióng xuống sẽ ngang với ngón cái của bàn chân. Chân sau thẳng ở gối.

5. Âm dương tấn: Bàn chân sau nằm ngang. Mông sau gióng xuống sẽ ngang với bàn chân sau. Bàn chân trước hướng tới hoặc xéo tới 450 so với đường nối giữa hai bàn chân. Chân trước thẳng ở gối.

6. Trảo mã tấn: Bàn chân sau nằm ngang. Mông sau gióng xuống sẽ ngang với bàn chân sau. Đầu gối chân trước gập một góc tù và hướng tới trước.

7. Xà tấn: Hai bàn chân song song. Bàn chân sau nhón gót

8. Kim kê tấn Nâng đầu gối của chân co càng cao càng tốt, với bàn chân ngóc lên

9. Hạc tấn: Nâng đầu gối của chân co càng cao càng tốt, với mũi bàn chân chỉ xuống.

10. Toạ tấn: Cẳng chân và bàn chân sau đặt xuống mặt đất. Bàn chân trước đặt ngay trước bàn chân sau.

11. Toạ qui tấn: Gan (Ức) bàn chân sau đặt xuống đất và đầu gối hơi chạm đất. Bàn chân trước đặt ngay trước bàn chân sau.

12.Qui tấn: Hai chân tách ra. Đầu gối chân sau hơi quì trên đất và gan (ức) bàn chân sau chạm đất. Bàn chân trước hơi ngang.

13.Hạ mã tấn: Bàn chân sau nhón gót. Mông sau ngồi trên gót chân. Hai đầu gối theo hai phương tạo nên góc 900

14. Hổ tấn: Giống như Đinh tấn nhưng chân sau và chân trước đều gập.

15. Xà tấn hậu: Giống như Xà tấn nhưng hướng di chuyển của chân sau ngược lại (có nghĩa là chân sau bước qua sau gối chân trước)

16. Ngoạ tấn: Ngồi xổm. Nghiêng dài một bên. Hai bàn tay đề áp sát mặt đất.

Theo kungfu.thienmy

Nguồn: xevathethao.vn | Copy Link