Từng có câu hỏi tại sao vũ khí phương Đông thường có những đường nét cong chứ không thẳng như vũ khí phía Tây. Thực tế lý do của vấn đề này khá đơn giản.
Theo lịch sử thì khoảng năm 600, Nhật Bản ngừng nhập khẩu vũ khí từ Trung Hoa và tự rèn đúc vũ khí của mình. Đến năm 800 (khoảng thời kỳ Heian) những thanh kiếm có hình dáng hơi cong để có thể dễ dàng đặt lên vai và dắt sau lưng khi cưỡi ngựa. Tuy nhiên còn một số giả thuyết như sau:
Do nghệ thuật Kiếm Đạo
Nhiều người cho rằng kiếm Nhật (hay Katana) dùng để chém chứ không dùng để đâm. Mặc dù vẫn có một số tài liệu cho biết có những đòn đâm trong kiếm đạo nhưng các chiêu thức đa số đều có tính dứt điểm và tốc độ. Khác với phương Tây thường dùng vũ khí để đâm nhiều hơn là chém, do binh sĩ thời trung cổ châu Âu thường được trang bị bộ giáp dày, nên họ mục tiêu vào những chỗ hở của các khớp nối để đâm. Ngoài ra kiếm châu âu khá nặng với mục đích chình là phá giáp.
Do Kỹ nghệ luyện kim
Theo chương trình PBS’s NOVA đã làm thử nghiệm. Cho một thanh thép thẳng đem đi nung rồi bỏ vào nước lạnh. Kết quả thanh thép đã cong nhẹ lại. Từ đó họ cho rằng việc những thanh kiến Katana bị cong do nhiệt độ và cách nung của nghệ nhân. Thời nay thì có khá nhiều thanh Katana cong bởi búa và khuôn. Không còn làm theo cách truyền thống.
Dựa vào chiến trường thực tế
Ở thời trung cổ Châu Âu, đa số các hiệp sĩ đều mang giáp sắt dày kín người. Kiếm quá mỏng thì không thể xuyên thủng, thậm chí gãy kiếm. Thế nên kiếm cần cứng và có trọng lượng mới đủ sức phá giáp, đôi khi kiếm cần phải “cùn” để chiến binh có thể sử dụng đòn “chẻ củi”.
Còn ở Châu Á, nhiều nơi giáp sắt chỉ dành cho hàng tướng trở lên, binh lính đôi khi chỉ dùng giáp bằng tre, thậm chí chỉ mặc áo vải. Do đó, vũ khí cần sắc bén và tốc độ để tiệu diệt kẻ thù thật nhanh.