Trong cuộc đấu giá đầu tuần qua, một chiếc máy ảnh Leica 0-series No. 105 “Oskar Barnack” đã lập kỷ lục thế giới khi được bán với giá 14,4 triệu Euro (15 triệu đô/hơn 350 tỷ đồng), từ mức khởi điểm 1 triệu Euro.
Chiếc Leica Prototype này trở thành chiếc máy ảnh đắt giá nhất thế giới. Chiếc máy ảnh được bán trong cuộc đấu giá với số sê-ri 105 và khắc tên viết tắt của nhà phát minh ‘OB’ thuộc sở hữu của gia đình nhà phát minh cho đến năm 1960. Sau khi nó được một nhà sưu tập tư nhân Hoa Kỳ mua lại, theo Leitz Photographica Auction.
Theo Leitz Photographica Auction tại Vienna, chiếc máy ảnh này là một trong số khoảng 22 chiếc máy ảnh dòng 0 được sản xuất vào năm 1923 để thử nghiệm thị trường, hai năm trước khi giới thiệu thương mại dòng Leica A. Máy được sản xuất bởi Leitz Camera, công ty do ông Ernst Leitz nắm giữ vị trí chủ tịch từ năm 1923 đến năm 1924. Chuyên về máy ảnh và phụ kiện lịch sử, Leitz Photographica Auction hoạt động dưới sự bảo trợ của Leica Camera Classics – một công ty con của Leica Camera AG tại Áo.
Mẫu máy ảnh này có ống kính tiêu cự 35 mm đầu tiên trên thế giới, làm tiền đề cho ngành nhiếp ảnh hiện đại. Máy ảnh Leica bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào giữa những năm 1920, nhưng trước đó, Leitz đã đi trước thời đại bằng cách sản xuất 23 mẫu của nguyên mẫu 0-series.
Leica 0-Series No. 105 là chiếc máy ảnh cá nhân của kỹ sư Oskar Barnack, người là nhà phát minh, đồng thời cũng là cha đẻ của máy ảnh Leica. Để ghi nhớ công sức của ông, người ta còn khắc tên Oskar Barnack lên kính ngắm quang học của chiếc máy ảnh này.
Vài tháng trước Thế chiến thứ nhất, kỹ sư Barnack được giao nhiệm vụ hoàn thành một sản phẩm công nghệ mới. Chiếc máy ảnh Micro Lilliput là nguyên mẫu của Leica trong tương lai. Từ đó, ông được coi là cha đẻ của ống kính tiêu cự 35 mm, sau thành công của sản phẩm mới.
Trước khi Leica 0-Series No. 105 ‘Oskar Barnack’ giữ kỷ lục này, vào năm 2018, chiếc máy ảnh đắt giá nhất thế giới đã được bán với giá 2,96 triệu USD, cũng là một chiếc Leica 0-series, với số sê-ri 122.
Giám đốc điều hành của Leica Camera Classics, Alexander Sedlak cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được đấu giá chiếc máy ảnh cá nhân của Oskar Barnack, một nguyên mẫu của thế hệ máy ảnh đặt nền tảng cho nhiếp ảnh hiện đại vào giữa những năm 1920”.
Trong khi những chiếc Leicas cổ điển rất phổ biến trong giới sưu tập, những mẫu mới hơn đã được nhiều người nổi tiếng, bao gồm cả nam diễn viên Brad Pitt và ca sĩ Seal ưa chuộng, coi đó như một biểu tượng trong những năm gần đây.
Ảnh: Internet