Nhân sự kiện Bồi dưỡng chuyên sâu về Kendo Kata, nhóm phóng viên chúng tôi đã có buổi trò chuyện thân mật với ông Trần Thanh Tùng – Chủ tịch Liên đoàn Kiếm đạo TPHCM. Là một người luôn “tâm huyết” với Kiếm đạo, ông đã chia sẻ nhiều điều thú vị về những bài học câu chuyện giá trị cũng như những bài học ý nghĩa giữa Kendo và cuộc sống thường ngày.
Ông Tùng cho biết “Điều đầu tiên đối với người học Kiếm đạo là sự tỉ mỉ, tận tâm, đàng hoàng. Cuộc sống cũng như vậy, khi chúng ta làm bất cứ việc gì, chúng ta làm với cái tâm đàng hoàng thì cái tâm đó sẽ toát ra vẻ ngoài, sẽ gây được nhiều thiện cảm đối với cái nhìn của người khác.”
Ông luôn đem những bài học tinh túy nhất từ Kendo để rèn luyện bản thân ngày một tốt hơn. Theo ông, các bạn trẻ nên dành thời gian tìm hiểu và theo đuổi một bộ môn thể thao nào đó để lúc nào nào cũng trần đầy năng lượng và có thêm mục tiêu để phấn đấu.
“Trong Kiếm đạo có một khái niệm khá là thú vị, đó chính là “Zanshin – Tàn tâm”. Đây là một khái niệm quan trọng trong các môn nghệ thuật và các môn đạo của Nhật. “Tàn tâm” nghĩa là “ý nghĩ hay cảm giác còn lại” sau một đòn đánh, sâu xa hơn, là Thiền và sự giác ngộ”.
Ví dụ như trà đạo, khi uống một ly trà, bạn sẽ cần chút thời gian để cảm nhận được “vị” ngon, thanh, đắng đọng lại. Để mình biết rằng khi ta thưởng thức ly trà đó thì nó chính là giác ngộ. Trong kiếm đạo cũng vậy, Lúc này, Zanshin sẽ gắn kết giữa võ, nghệ thuật và kiếm. Trong kiếm đạo, khi đánh ra một đòn, chúng ta biết mình đã đánh đúng và ý thức được điều mình vừa thực hiện. Sâu xa hơn, ta áp dụng những khái niệm đó vào trong cuộc sống, chúng ta sẽ biết được ta đang làm gì, với ai và mục đích cần đạt được là gì.
Ông cũng tâm sự: “Các môn võ thuật đương đại bây giờ đều chú trọng chính đến việc rèn luyện nhân cách và trong Kiếm đạo cũng tương tự như vậy. Trong võ thì có “Võ” và “Đạo”, ở lứa tuổi còn trẻ thì sẽ học để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất nhưng ở những lứa tuổi lớn hơn như tôi thì sẽ học để ứng dụng các đạo lý đấy, cái mà mình nhận ra được từ võ để đưa vào cuộc sống. Tôi học đươc từ môn Kendo những điều ý nghĩa này. Giống như trong cuộc đấu kiếm hay cuộc thương lượng, ta semi lên trước và đối phương lùi về cũng như ta đưa ra một yêu cầu và xem phản ứng của đối phương ra sao để có cách thương lượng phù hợp, biết tiến biết lùi để đi đến quyết định thống nhất.”
Ông là người có am hiểu sâu sắc về Kiếm đạo nên từ cách ông chia sẻ, chúng tôi không khỏi bị cuốn hút vào những bài học trong câu chuyện và cách mà ông đã áp dụng nó và thực tế cuộc sống của bản thân. Ông luôn nhắc nhở chúng tôi về việc tôi luyện nhân cách trong từng hành động, cử chỉ và lời nói để hoàn thiện và trở thành những phiên bản tốt hơn nữa.
Chúng tôi hiểu được chúng tôi là nhưng người trẻ, chúng tôi nên lắng nghe nhiều, trải nghiệm nhiều để tự tích lũy các giá trị cuộc sống. Sự lo lắng và căng thẳng từ lúc đầu dần dược thay thế và lan tỏa bằng những nụ cười, cảm giác lúc đầu ấy không còn nữa. Chúng tôi càng thấm thía và muốn được hiểu nhiều hơn về kiếm đạo qua câu nói của ông Thanh Tùng: “Kiếm đạo thu hút mọi người qua sự hoành tráng của Giáp bogu và Kiếm tre Shinai, nhưng những ấn tượng đấy chỉ là lúc đầu, mà những cái bề ngoài dễ đến cũng dễ đi. Điều đã giữ chân các kiếm sĩ nghiêm túc và muốn đi sâu hơn với Kendo chính là những giá trị tinh thần và những bài học cuộc sống mà nó mang lại.”
Ngoài những giá trị của Kendo mang lại, anh Tùng còn chia sẻ khát vọng lan tỏa môn kiếm đạo này rộng khắp Việt Nam. Thời gian nhanh chóng trôi qua, cuộc trò chuyện cũng đã kết thúc nhưng đối với chúng tôi những điều ông Trần Thanh Tùng chia sẻ là nguồn động lực to lớn thôi thúc chúng tôi đến với bộ môn Kendo và tự viết lên những câu chuyện cuộc sống cho riêng mình.
Ngân Đoàn – SSDIC – FSS