Khi lau dọn bàn thờ, đặc biệt là vào dịp cuối năm, gia chủ cần chú ý đến 6 việc này để tránh phạm thượng
Dùng khăn vải cũ, bẩn lau bàn thờ
Khi dọn dẹp, lau chùi chúng ta thường tận dụng những chiếc khăn cũ, quần áo cũ. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng những loại khăn này để lau bàn thờ bởi đây là khu vực vô cùng thiêng liêng, quan trọng, giúp gia đình cầu sức khỏe, tài lộc. Gia chủ nên sắm sửa chổi quét, khăn lau riêng cho khu vực bàn thờ.
Dùng nước lạnh để lau bàn thờ
Nước lạnh được xem là có nhiều chất bẩn, ô uế, không thích hợp để lau bàn thờ. Vì vậy, gia đình nên dùng nước ấm, rượu gừng, nước lá đun để lau dọn, thể hiện sự tôn kính với ông bà tổ tiên.
Lau dọn vào những ngày cấm kỵ
Người xưa thường kiêng không dọn bàn thờ vào 3 ngày đầu tháng âm lịch bởi việc này được cho là sẽ phân tán tài lộc.
Không mặc đồ nghiêm chỉnh
Khi lau dọn bàn thờ, chúng ta tuyệt đối không được ăn mặc luộm thuộm, quần đùi hay áo ba lỗ vì như vậy thể hiện sự thiếu tôn trọng với thần linh, tổ tiên. Người lau dọn bàn thờ cần phải ăn mặc nghiêm chỉnh, quần áo dài, không lòe loẹt.
Đặt đồ linh tinh lên bàn thờ
Nhiều gia đình có thói quen đặt hộp thuốc, dao kéo, chai lọ linh tinh lên bàn thờ. Tuy nhiên, những vật này khiến khu vực thờ cúng mất đi sự trang nghiêm, linh thiêng. Vì vậy, trước và sau khi dọn dẹp, gia chủ không nên để bất cứ vật gì không liên quan lên bàn thờ.
Ngoài ra, tuyệt đối không bày hoa và quả giả lên bàn thờ vì như vậy là không thành tâm, khiến gia đình mất lộc.
Tự ý xê dịch bát hương
Trong khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần phải hết sức cẩn trọng, tránh làm bát hương xê dịch vì điều này được xem là kinh động đến thần linh, tổ tiên. Khi rút chân hương nên làm nhẹ nhàng, lau nhẹ bát hương, không nhấc bát hương lên. Không rút hết toàn bộ chân hương trong bát mà nên để lại một số lượng chân hương nhất định (số lẻ). Ngoài ra, không nên thay tro trong bát hương bằng cát.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.