Tuy không bị chém đầu tại cổng Ngọ Môn nhưng các quan đại thần vẫn kinh sợ khi nghe nhắc tới nơi này. Lý do là gì?
Lý do Ngọ Môn là nơi khiếp sợ của các đại thần
Các đại thần khi đến diện kiến hoàng thượng hoặc khi thượng triều đều rất sợ câu lôi ra Ngọ Môn. Đây là câu nói họ thường phải nghe khi chọc giận hoàng thượng hoặc phạm phải đại tội. Quả thật Ngọ Môn là nơi hoàng thượng dùng để trừng phạt các đại thần, nhưng không phải là nơi trực tiếp chém đầu họ. Các quan đại thần mắc tội sẽ bị lôi tới đây và ban cho “trượng hình”. Đây là hình thức trừng phạt bằng gậy gỗ đánh vào người.
Nếu như trong các bộ phim, cổng Ngọ Môn là nơi chém đầu đại thần nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Ngọ Môn là cửa chính của cung đình, do đó nếu như sử dụng nơi này làm chỗ để chém đầu quan đại thần sẽ làm ô uế hoàng cung và ảnh hưởng tới vận khí của hoàng thượng. Còn về các quan đại thần, lý do họ sợ bị đưa tới
Ngọ Môn nhận phạt là bởi hình phạt “trượng hình”. Trượng hình là do các thị vệ trong Tử Cấm Thành đích thân thực hiện nên sẽ rất đau. Ngoài ra, việc bị lôi xuống trừng phạt trước mặt các đại thần khác khi đang thượng triều sẽ là một chuyện vô cùng mất mặt, vì thế họ không muốn bị phạt ở Ngọ Môn.
Theo cuốn “Minh sử” ghi lại, sự kiện vua Chính Đức vì nổi trận lôi đình đã cho thuộc hạ lôi hơn 130 vị đại thần xuống Ngọ Môn nhận hình phạt. Các đại thần bị phạt bằng “đình trượng”. Hậu quả có 11 vị đại thần chết trong lúc nhận phạt còn nhiều vị đại thần khác bị thương nặng rất lâu sau mới khỏi.
Ngọ Môn là nơi hoàng thượng dùng để trừng phạt các đại thần khiến hoàng thượng nổi giận hoặc phạm tội. Tuy không phải nơi chém đầu nhưng đối với một vị đại thần mà nói khi bị lôi xuống nhận hình phạt “đình trượng” không chỉ gây tổn hại về mặt sức khỏe mà còn là một nỗi ô nhục lớn. Chính vì vậy khi nghe đến hai từ “Ngọ Môn” các đại thần sẽ tự khắc mà thận trọng
Những ai được đu qua Ngọ Môn
Thời nhà Thanh chỉ có 5 vị Hoàng đế tổ chức đại hôn trong Tử Cấm Thành, bao gồm: Thuận Trị đế, Khang Hi đế, Đồng Trị đế, Quang Tự đế và vị Hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi. Theo đó, cũng chỉ có 5 vị Hoàng hậu được đặc ân tiến cung bằng Chính Môn Ngọ Môn.
Hoàng hậu của Đồng Trị đế là A Lỗ Đặc Thị và Từ Hi Thái Hậu có quan hệ không hòa thuận. Từ Hi có ý định phế trừ Hoàng hậu nên đã tìm đến thương lượng với Đôn thân vương Dịch Tông – Trưởng quản Tống Nhân Phủ.
Thế nhưng, Dịch Tông đã cười trào phúng mà nói rằng: “Muốn phế truất người tiến vào từ Đại Thanh Môn thì bắt buộc phải cần người cũng đã từng tiến cung bằng Đại Thanh Môn mới được”. Từ Hi Thái Hậu được vào Hoàng cung nhờ hình thức tuyển tú, chưa bao giờ được hưởng đặc ân đi qua Chính Môn nên bà chỉ biết á khẩu câm lặng.
Thời nhà Thanh, Chính Môn Ngọ Môn được gọi là Đại Thanh Môn.
Ngoài Hoàng đế và Hoàng hậu, những người tiếp theo được đi qua Chính Môn là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa.
Khi triều đình tổ chức thi thố, tất cả thí sinh phải đi vào Hoàng cung bằng hai cửa phụ Dịch Môn. Cuộc thi kết thúc, 3 thí sinh đạt Trạng Nguyên – Bảng Nhãn – Thám Hoa có thể tiến cung từ Chính Môn Ngọ Môn để tiếp nhận nghi lễ phong vị. Còn những thí sinh đạt danh hiệu cấp thấp hơn phải đi bằng Dịch Môn để vào Tử Cấm Thành.
Ngoại trừ 5 người trên là Hoàng đế, Hoàng hậu, Trạng nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa thì bất kể là Thân vương, Quân vương hay Hoàng thân quốc thích khác cũng không được bước chân qua Chính Môn Ngọ Môn.
Theo đó, các Hoàng tộc Vương công vào cung bằng Tây Trắc Môn và quan văn võ Tam phẩm trở lên tiến triều sẽ được đi bằng Đông Trắc Môn. Còn những quan từ Tam phẩm trở xuống thì chỉ có thể lần lượt đi bằng hai cửa ngoài cùng của Ngọ Môn là Dịch Môn mà thôi.