Tháng 5 âm lịch là tháng vượng đào hoa nhất trong năm. Tháng này cũng gọi là tháng ‘cửu độc’, có 9 ngày nhất định phải đề phòng.
Chín ngày độc trong tháng 5 âm lịch là ngày nào?
Theo quan niệm dân gian truyền lại, tháng 5 âm lịch, tức tháng Ngọ có 9 ngày “độc” nên gọi là “tháng cửu độc” bao gồm các ngày: 5, 6, 7, 15, 16, 17, 25, 26, 27 âm lịch.
9 ngày độc trong tháng 5 âm lịch cần ghi nhớ như sau:
Ngày 5: đây là Tết Đoan Ngọ cũng là ngày đứng đầu trong 9 ngày độc, dễ gặp yêu vong, tai họa bất ngờ nên uống rượng hùng hoàng, ngải thực vật để tránh tà.
Ngày 6: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa, nên ăn chay để tích phúc, giảm hung.
Ngày 7: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa.
Ngày 15: ngày Rằm trăng tròn, gặp yêu vong, bất trắc, tai họa, lại trúng 4 ngày âm vượng nhất.
Ngày 16: ngày nguyên khí đất trời của vạn vật tạo hóa tổn hao, phạm phải thì trong vòng 3 năm vợ hoặc chồng bỏ mạng.
Ngày 17: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa.
Ngày 25: ngày trăng mờ tối, gặp yêu vong, bất trắc, tai họa.
Ngày 26: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa.
Ngày 27: ngày gặp yêu vong, bất trắc, tai họa lại có tranh chấp giáng xuống.
Trong 9 ngày này phải hết sức thận trọng vì đây là thời điểm âm dương tranh chấp, dễ dàng làm tổn thương nguyên khí của con người. Nhất là vấn đề quan hệ nam nữ phải kiêng cữ kẻo bệnh tật, suy nhược, hại tới gốc rễ cơ thể.
Người xưa có câu: “Uống trăm thang thuốc không bằng một chút tiêu độc” nên có tập tục trong tháng 5 âm lịch con gái đã đi lấy chồng về nhà mẹ đẻ ở một tháng là như vậy.
3 điều cấm kị trong 9 ngày độc bao gồm: sát sinh, tình ái, phóng túng (kiêng chuyện chăn gối tháng Cửu Độc). Nên kiềm chế dục vọng, thanh tâm quả dục, tự mình đoan chính nghiêm túc và sống vui vẻ, thoải mái để bảo tồn nguyên khí.
Sự thật về 9 ngày độc trong tháng 5 âm lịch
Cửu độc là độc tố của các loài rắn, rết, cóc, bò cạp, bướm, nhện… Ngày cửu độc là một quan niệm dân gian, theo đó đây là thời gian Hỏa vượng cực độ, tháng 5 là tháng “trọng hạ”, âm khí sắp sinh, dương khí cực thịnh nên khí trời ngột ngạt và rất độc. Trong lục phủ ngũ tạng của con người các bộ phận như thận, dạ dày, gan, đại tràng sẽ xuất hiện các độc tố có tính chất tương tự như cửu độc.
Gan yếu, Hỏa vượng Thủy nhược khiến cơ thể mệt mỏi, không thải độc tốt , cần phải bồi dưỡng gan bằng các thực phẩm mát, bổ thận, trợ phế, điều tiết dịch vị dạ dày phù hợp với thời tiết để tăng cường sức khỏe, bảo vệ thân thể.
Để hóa giải cửu độc, người Việt dùng cách “giết sâu bọ” bằng rượu nếp và những loại quả có tính nóng như vải, mận,… vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, đồng thời kiêng giao hợp, kiêng sát sinh để hóa giải.
Người Trung Quốc thường dùng Hùng Hoàng – một loại thuốc Đông y có dược tính cực mạnh để hóa giải khí độc trong người, xua tan tà khí của ngày hè, cách này không được áp dụng tại Việt Nam.
Như vậy, ngày cửu độc không phải là ngày tốt, ngày xấu mà là thời gian Hỏa vượng, cần giải nhiệt để bảo vệ sức khỏe, phù hợp với sự cân bằng âm dương ngũ hành của vũ trụ. Ngày này kiêng sát sinh vì tà khí mùa hè đang mạnh, không nên gây thêm ác nghiệp. Không phóng túng, giao hợp nhiều lần vì Hỏa vượng dễ khiến cơ thể lao lực, tổn hại nguyên khí.
Như vậy, tháng cửu độc, 9 ngày độc trong tháng 5 âm lịch chỉ cần làm tốt việc thanh nhiệt giải độc, mát cơ thể, tráng kiện nội tạng đồng thời giữ tinh thần sảng khoái, thoải mái, không ham mêm sắc dục quá đà là mọi chuyện đều ổn, không cần phải lo lắng thái quá.