Đối với nhiều nhân viên đang làm mà nghỉ ngang, nhiều công ty không chốt sổ BHXH cho, vậy hành vi này có bị phạt không?

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ BHXH?

Theo Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động tự ý nghỉ ngang sẽ bị coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hậu quả pháp lý mà hành vi này để lại chính là việc hợp đồng lao động bị chấm dứt, đồng thời người lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động.

Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động đã quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt như sau:

12

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

  • a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
  • b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo đó, chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt, không phân biệt là nghỉ việc đúng luật hay nghỉ ngang thì phía công ty đều phải thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ đó cho người lao động.

Do đó, kể cả khi người lao động nghỉ ngang thì công ty vẫn phải thực hiện chốt sổ BHXH.