Sau đây là một số cây thuốc, bài thuốc chữa bệnh dạ dày được nhiều người sử dụng theo kinh nghiệm dân gian.

Lá trầu không

Lá trầu không có chứa chất kháng khuẩn, tiệt trùng, điều này có lẽ ai cũng nắm được. Và chính nhờ những tác dụng này mà lá trầu không được sử dụng trong việc điều trị các bệnh răng miệng, bệnh đau nhức xương khớp và đặc biệt hơn cả là khả năng điều trị căn bệnh dạ dày.

Cách dùng: Lấy 1 nắm trầu không, rửa sạch rồi vò nát. Hãm với nước sôi như hãm trà xanh. Sau đó chắt lấy nước để uống.

Lá tía tô

Cây tía tô có vị cay, tính ấm không độc nên nó được ứng dụng vào nhiều bài thuốc đông y, điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh tiểu đường, đau dạ dày.

Cách dùng: Hãm lá tía tô tươi/khô với nước nóng để uống hàng ngày.

daudaday

Lá mơ lông

Lá mơ lông được biết đến với rất nhiều công dụng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó vừa là loại rau ăn sống vừa được dùng để nấu chín trong nhiều món ăn, xay vắt lấy nước uống rất bổ máu, vừa là vị thuốc quý chữa một số bệnh như bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột, bệnh viêm loét dạ dày.

Cách dùng: Dùng 20-30g lá mơ, sau đó rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống ngày 1 lần. Nếu bệnh nặng có thể uống ngày 2 lần trước bữa ăn.

Lá ổi non

Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc. Theo các nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn cao, làm săn se niêm mạc.

Theo dược học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thủng giải độc, thu sáp chỉ huyết vì vậy mà lá ổi được dùng để chữa chứng dạ dày hiệu quả.

Cách dùng: Dùng 30g lá ổi non thái nhỏ rồi sao với 1 nắm gạo lứt. Tiếp theo cho 500ml nước vào sắc đến khi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp, để nguội và uống.

Bài thuốc từ cây khôi tía

Khôi tía là cây thân mềm, mọc thẳng, có thể cao tới đầu người. Lá dài, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím và có lông nhỏ mịn nên còn được gọi là cây khôi nhung.

Cây này thường chỉ dùng lá để làm thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Có thể nói đây là một trong những cây thuốc nam điều trị các thể bệnh dạ dày tốt nhất hiện nay.

Lá khôi tía có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét dạ dày, là một lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày hiện nay

Bài thuốc từ cây khôi tía:

Lá khôi tía (30g)

Lá Bồ công anh (20g)

Lá Khổ sâm (10g)

Các vị thuốc đem rửa sạch, đun với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút cho thuốc ngấm. Uống nước thuốc trước bữa ăn khoảng 15 đến 20 phút, hiệu quả nhất là uống vào buổi sáng khi còn đói. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 3 ngày, duy trì xoay vòng cách trên cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.

Bài thuốc từ mía và gừng tươi

Điều trị ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày bằng bài thuốc từ mía và gừng tươi rất hiệu quả:

Dùng 500ml nước mía và 250ml nước ép gừng ta tươi.

Trộn đều 2 thứ nước với nhau. Sau đó chia đều uống lúc ấm (chỉ đun lên cho sủi tăm dưới đáy, không được đun nóng quá), Dùng 3 lần/ngày.

Nếu đang lên cơn trào ngược, thượng vị nóng, uống sau khoảng 5 đến 10 phút sẽ thấy dịu.

Uống trong vòng từ 5 đến 10 ngày hoặc lâu hơn, cho tới khi khỏi hẳn.

*Thông tin mang tính tham khảo, độc giả nên thăm khám để được điều trị nếu có tình trạng ợ chua ợ nóng, đau dạ dày lâu ngày…