Ngoài là một loại gia vị thiết yếu, giúp làm tăng gia vị của món ăn, tỏi còn được biết đến với tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp. Tuy nhiên, nếu bạn không biết sử dụng đúng cách, vô tình sẽ làm cho tỏi trở thành “độc dược” có hại cho sức khỏe.
Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là “thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên” bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó. Tuy nhiên không phải cái gì cũng tốt, nếu không biết sử dụng đúng cách thì tỏi lại trở thành “độc dược” gây hại cho sức khỏe.
Không nên ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Theo Đông y, ăn tỏi nhiều lâu ngày sẽ gây tổn thương khí huyết, tổn thương mắt và não. Do đó, người có bệnh về mắt không nên ăn tỏi, đặc biệt là những người bệnh có sức khoẻ yếu, khí huyết suy nhược càng cần phải chú ý. Trong tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt sẽ khiến cho tình trạng mắt của bạn trở nên nặng hơn.
Không nên ăn tỏi khi bị tiêu chảy
Tỏi rất có ích trong việc hỗ trợ tiêu hóa, nhưng đấy chỉ là đối với những người bình thường. Còn những người đang bị tiêu chảy thì lại gây hại đến sức khỏe. Bởi vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Khi bạn ăn tỏi, allicin có trong tỏi sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và bệnh càng trở nặng hơn.
Không ăn tỏi khi đang đói bụng
Tỏi là loại thực phẩm cay, nếu ăn tỏi khi đói bụng sẽ khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Bởi chất allicin trong tỏi dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày. Nếu thường xuyên ăn tỏi lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày, gây nên viêm loét dạ dày.
Có tiền sử mắc bệnh về gan thì không nên ăn tỏi
Trong tỏi có chứa hợp chất alliin, chuyển đổi thành hoạt chất allicin rất có lợi cho gan. Tuy nhiên với những người bị bệnh về gan thì tỏi lại đem đến nhiều tác hại hơn có lợi. Nguyên nhân là do tỏi có tính cay, nóng vì vậy những người mắc bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.
Thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi
Theo kinh nghiệm dân gian, vì tỏi có tính nóng, cay, dễ sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí nên những người có thể trạng yếu không nên ăn tỏi vì nó sẽ làm tiêu tan khí huyết và khiến cơ thể ngày một yếu hơn, thậm chí là bệnh nặng. Ngoài ra, còn có những người bị dị ứng với tỏi. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà bạn thấy có các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi… thì bạn nên dừng lại ngay, nếu sử dụng lâu dài thêm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Huyết áp thấp
Đối với những người bị huyết áp thấp không nên ăn tỏi nếu không sẽ gây ra những biến chứng về sức khỏe. Tỏi có thể làm giảm huyết áp của bạn xuống mức thấp và dẫn đến tình trạng tuột huyết áp rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi đang dùng thuốc chống đông máu
Trong tỏi có chứa thuộc tính giúp chống đông máu tự nhiên và được coi là tốt nhất trong việc điều trị các bệnh về rối loạn tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu thì các bác sĩ khuyên bạn không nên dùng tỏi cùng lúc vì nó không những không có tác dụng gì mà còn khiến máu chảy nhiều hơn nữa.
Không nên dùng tỏi quá nhiều
Nếu bạn ăn nhiều tỏi có thể gây ra các mùi hôi trên cơ thể như hôi miệng hay khiến mùi hôi nách trở nên nặng hơn. Tỏi là loài thực vật thuộc họ Lilly. Chúng sản sinh các chất sulfuric tạo ra mùi và vị riêng biệt rất giống với các hợp chất do các vi khuẩn kỵ khí gây hôi miệng sinh ra.
Trong quá trình chuyển hóa của tỏi và đến phổi qua đường máu sẽ có một hợp chất khí hấp thụ vào máu là Allyl methyl sulfide (AMS). Đôi khi, AMS còn được tiết qua tuyến mồ hôi ở các lỗ chân lông da. do vậy không chỉ hơi thở mà cả người cũng rất nặng mùi sau khi ăn tỏi. Do đó, rất khó loại bỏ hoàn toàn hơi thở hôi mùi tỏi và chỉ chấm dứt khi nào cơ thể đã thải ra toàn bộ hợp chất Sulfuric bốc mùi.
Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều tỏi có thể khiến nôn mửa, chóng mặt, gây đau đầu…