Dưới đây là 2 trường hợp cụ thể mà người điều khiển xe máy vẫn được rẽ trái khi có đèn đỏ.

Khi tham gia giao thông, thường thì chúng ta sẽ mặc định rằng có đèn đỏ là phải dừng xe. Bên cạnh một số trường hợp người đi xe máy được rẽ phải, đi thẳng thì cũng có những trường hợp đi xe máy được rẽ trái dù đang đèn đỏ.

2 trường hợp đèn đỏ được rẽ trái mà không bị công an phạt

Thứ nhất, có biển báo phụ cho phép rẽ trái

Tương tự như biển báo phụ cho phép rẽ phải, biển phụ cho phép rẽ trái cũng có dạng hình chữ nhật, nền xanh, chữ màu trắng.

Tuy nhiên nội dung của biển này sẽ ghi “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái”, có thể có kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ”

Nếu có biển báo này thì dù gặp đèn đỏ, các phương tiện được quyền rẽ trái để tiếp tục hành trình.

Thứ hai, có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông luôn được ưu tiên chấp hành hàng đầu. Như vậy, nếu Cảnh sát giao thông ra dấu bằng tay bằng tay, còi, cờ, gậy… cho phép rẽ trái thì người tham gia giao thông có thể yên tâm rẽ trái.

17

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ theo quy định hiện nay

Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ; mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).

– Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).