Những thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại có thể phá hủy sức khỏe nhanh chóng.

Thông tin 3 anh em ruột trong một gia đình cùng mắc K dạ dày từng được đăng tải trên hàng loạt trang tin tức nổi tiếng ở Trung Quốc hồi tháng 9/2019 từng khiến dư luận xôn xao.

Ở thời điểm đó, 3 anh em là Lao Hoàng (65 tuổi), Đại Hoàng (58 tuổi) và Hiếu Hoàng (45 tuổi) cùng bị K dạ dày. Người đầu tiên phát hiện bệnh là ông Lao Hoàng. Khi thấy tình trạng đau bụng, đầy hơi trong diễn ra trong thời gian dài, ông đã đến bệnh viện thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang (Hàng Châu, Trung Quốc) để thăm khám. Tại đây, bác sĩ đã tiến hành nội soi dạ dày và làm các kiểm tra khác. Kết quả cho thấy ông mắc K dạ dày giai đoạn 3.

Hai người em là Đại Hoàng và Hiếu Hoàng cũng có biểu hiện tương tự nên được gia đình đề nghị đi kiểm tra sức khỏe. Kết quả cho thấy họ cũng mắc cùng một bệnh giống như người anh cả.

Câu chuyện này khiến nhiều người thắc mắc nguyên nhân gì khiến 3 người cùng một nhà mắc căn bệnh này. Là do gen di truyền hay do thói quen sống?

Sau khi tìm hiểu kỹ về cuộc sống của 3 anh em, bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân khiến họ bị bệnh nằm ở mâm cơm gia đình. Mỗi bữa cơm họ có 4-5 món ăn khác nhau nhưng hầu hế đều là đồ ngâm, đồ muối, không có rau xanh.

Ba anh em nói với bác sĩ rằng họ không thích ăn rau xanh mà chỉ thích hương vị đậm đà của các món đồ muối.

Sau khi nghe được điều này, bác sĩ khẳng định thói quen ăn uống tai hại này đã gây ra căn bệnh quái ác của họ.

Ăn nhiều đồ mặn gây bệnh dạ dày

3-anh-em-cung-bi-k-da-day-thu-pham-nam-ngay-trong-man-com-01

Năm 1973, các học giả Nhật Bản đã đưa ra vấn đề về mối quan hệ giữa muối và sự phát triển của các tế bào K dạ dày. Họ cho rằng một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người Nhật bị K dạ dày tăng cao là do ăn nhiều muối.

Các thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể trực tiếp làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Nhất là các sản phẩm như thịt muối, dưa muối có hàm lượng nitrite cao càng có hại. Nitrite khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine và làm tăng nguy cơ hình thành các tế bào K dạ dày.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người chỉ nên dùng 5 gram muối (khoảng một thìa cà phê) một ngày.

Những người có thói quen ăn mặn nên giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày, hạn chế ăn đồ ướp muối, chấm đồ ăn vặt để bảo vệ sức khỏe.

Ăn ít rau cũng gây hại dạ dày

Các loại trái cây, rau củ cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Chúng còn chứa nhiều vitamin C, phytochemical có tác dụng chống oxy hóa, chống lại sự hình thành của các tế bào K. Ăn đầy đủ trái cây, rau củ là cách bảo vệ dạ dày và giảm tỷ lệ mắc K dạ dày.

3-anh-em-cung-bi-k-da-day-thu-pham-nam-ngay-trong-man-com-02

Ăn ít rau củ và ăn nhiều thịt sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dương, tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch.

Theo khuyến cáo của WHO, người trưởng thành cần ăn ít nhất 5 suất rau, trái cây (tương đương 400 gram) mỗi ngày.