Những thủ đoạn của kẻ lửa đảo ngày càng đa dạng. Người dân không nên chủ quan.

Móc sạch tiền trong ví điện tử bằng tin nhắn

Thời gian gần đây, một số đối tượng lửa đảo giả danh nhân viên chăm sóc khác hàng của nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để gọi điện hỗ trợ giải quyết sự cố cho khách hàng. Trong quá trình trao đổi, kẻ xấu sẽ yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp **21*#.

chieu-lua-dao-qua-dien-thoai-01

Đây thực chất là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (call forward) của một số nhà mạng. Dịch vụ này cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại khác (nội mạng hoặc ngoại mạng).

Sau đó, các đối tượng sẽ sử dụng số điện thoại của nạn nhân để đăng nhập vào ứng dụng ví điện tử. Lúc này, tổng đài của ví điện tử sẽ gọi đến để cung cấp mã OTP. Tuy nhiên, do khách hàng đã thực hiện cú pháp chuyển hướng cuộc gọi trước đó nên cuộc gọi sẽ được chuyển đến số điện thoại của kẻ xấu. Như vậy, chúng có thể dễ dàng lấy được mã OTP, đặt lại mật khẩu của tài khoản ví điện tử và chiếm đoạn tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví.

Giả danh nhà mạng yêu cầu nâng cấp SIM

Kể xấu cũng có thể mời chào người dùng nâng cấp sim điện thoại lên 4G, 5G và yêu cầu khách hàng nhắn tin với cú pháp DS gửi 901.

Đây thực chất là cú pháp cho phép thuê bao di động chuyển số điện thoại sang một SIM mới. Tin nhắn này thường được sử dụng khi khách hàng muốn thay SIM mới nhưng vẫn giữ số điện thoại cũ hoặc đổi từ SIM 3G sang 4G, 5G.

Sau khi nhắn tin với cú pháp này, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại của mình.

Lúc này, đối tượng lừa đảo đã chiếm được số điện thoại của nạn nhân và dễ dàng đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội, ví điện tử, tài khoản ngân hàng… và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, chúng có thể sử dụng số điện thoại, thông tin của nạn nhân để vay tiên thông qua các ứng dụng vay tiền online và khiến người bị hại nợ một khoản tiền lớn.

Lệnh truy nã

Gần đây, lực lượng công an cũng ghi nhận một thủ đoạn lừa đảo mới của kẻ xấu. Chúng sẽ gửi tin nhắn đến cho người bị hại với nội dung “Lệnh truy nã”. Tin nhắn này sẽ nêu thời gian ra quyết định, hành vi bị truy nã và yêu cầu người nhận tin nhắn tự ra trình diện.

chieu-lua-dao-qua-dien-thoai-02

Nhiều nạn nhân lo lắng sau khi nhận được tin nhắn này và nhanh chóng làm theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo, kể cả các yêu cầu chuyển tiền để được giải quyết vấn đề.

Đại tá Trần Ngọc Cường Trưởng phòng Truy nã, Truy tìm, Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an, khẳng định cơ quan điều tra không bao giờ gửi lệnh truy nã bằng điện thoại. Các tin nhắn có nội dung tương tự đều là giả mạo. Người dân nên cảnh giác khi nhận được tin nhắn với nội dung này để tránh bị lừa đảo.

Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012 hướng dẫn quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã do liên Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao ban hành, quyết định truy nã sẽ được gửi đến các địa chỉ như sau:Công an xã, phường, thị trấn, công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã; công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn, hoặc gửi đến tất cả công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (Bộ Công an); phòng cảnh sát truy nã tội phạm (công an cấp tỉnh), nơi ra quyết định truy nã; cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ); viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã; tòa án nhân dân có yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

Ngoài ra, quyết định truy nã cũng được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều biết, giúp phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã.