Người hội tụ đủ những yếu tố này ở bàn chân thường có sức khỏe tốt, khả năng sống thọ cao.

Bàn chân không chỉ là bộ phận dùng để đi, nâng đỡ cơ thể lại mà còn được coi là trái tim thứ hai của con người. Chân nằm xa tim nhưng lại có kết nối với nội tạng. Y học cổ truyền cho rằng chân là điểm tập trung của rất nhiều kinh mạch nối với các bộ phận khác trong cơ thể.

Do đó, tình trạng của bàn chân có thể phản ánh sức khỏe cũng như tuổi thọ của một con người. Người có bàn chân hội tụ đủ 3 đặc điểm dưới đây là dấu hiệu sức khỏe tốt, sống thọ.

Màu sắc của lòng bàn chân

Theo y học cổ truyền Trung Hoa, quan sát màu sắc của bàn chân có thể dự đoán sức khỏe của một người.

Người có lòng bàn chân đỏ hồng hào thì sức khỏe tốt.

Người có lòng bàn chân vàng nên cẩn thận về các bệnh gan, túi mật.

Người có lòng bàn chân trắng là dấu hiệu của thiếu máu, thiếu chất, cảm lạnh.

Người có lòng bàn chân xanh là dấu hiệu cho thấy khí lạnh xâm nhập cơ thể.

Lòng bàn chân màu đen chứng có lưu thông máu kém.

3-diem-dac-biet-tren-ban-chan-cua-nguoi-song-lau-tram-tuoi-01

Nhiệt độ chân

Bàn chân ấm thì cơ thể cũng ấm. Thể chất của người có bàn chân ấm thường tốt hơn những người có bàn chân lạnh. Nếu bàn chân bị lạnh, nguyên nhân có thể là do thận dương không đủ hoặc giữ ấm không đúng cách. Lúc này, chúng ta nên ăn những thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi, thịt cừu.

Màu sắc của móng chân

Người khỏe mạnh sẽ có móng chân chắc khỏe, màu hồng nhẹ. Nếu móng chân nhợt nhạt, nguyên nhân có thể là do thiếu máu, thiếu chất. Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ.

Nếu móng chân có nhiều vết sọc, cơ thể có thể đang trong giai đoạn mệt mỏi, suy nhược, khả năng miễn dịch tốt, cần chú ý đến ăn uống, tập thể dục nhiều hơn.

3-diem-dac-biet-tren-ban-chan-cua-nguoi-song-lau-tram-tuoi-02

Một số bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh

Thay đổi hình dạng ngón chân

Nếu thấy hình dạng của ngón và móng chân bị uốn cong bất thường, bạn cần kiểm tra sức khỏe tim và phổi bởi sự thay đổi đó có thể xảy ra do hàm lượng khí ôxy cung cấp trong máu ít hơn.

Ðau và chuột rút ở bàn chân

Ðây có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng, các vấn đề thần kinh hoặc mất nước. Lúc này, bạn cần tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi, magiê và kali, bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nhưng nếu vẫn còn đau, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Sưng bàn chân

Tình trạng này thường diễn ra khi đứng hoặc ngồi quá lâu, nhất là khi mang thai. Còn trong các trường hợp khác, bàn chân bị sưng kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng đến từ việc tuần hoàn máu kém, gặp vấn đề về hệ bạch huyết hoặc cục máu đông.

Vết thương trên bàn chân lâu lành

Ở bệnh nhân tiểu đường, lưu lượng máu đến các bộ phận như bàn chân bị giảm, dẫn đến tổn thương và chết các tế bào (tức hoại tử). Ban đầu, nó xuất hiện như một vết thương khó lành, nhưng dần dẫn đến nhiễm trùng mủ và biến chứng khác.