Đại học Harvard đã tiến hành một số nghiên cứu khoa học về giáo dục trẻ em, và cuối cùng phát hiện ra rằng những đứa trẻ thành công sẽ có 3 điều “kỳ quặc” này khi còn nhỏ.

Dưới đây là 3 biểu hiện kỳ quặc chứng tỏ chỉ số thông minh của trẻ rất cao:

Trẻ tò mò, thường đặt những câu hỏi tại sao

Trong khoảng 2-4 tuổi, những đứa trẻ thông minh thường có thói quen đặt những câu hỏi ”tại sao?” như: Tại sao bầu trời lại rộng lớn như vậy?, Tại sao con chim biết bay?, Tại sao ông mặt trời lại có màu đỏ?… và muôn vàn các câu hỏi vì sao khác khiến nhiều bố mẹ cảm thấy phiền phức, đau đầu và mệt mỏi.

Song thực tế đây lại là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trung bình trẻ học được 81 từ mỗi ngày trước khi lên 2 tuổi. Từ 2 tuổi trở đi, khả năng ngôn ngữ và quan sát của trẻ phát triển mạnh mẽ, việc hỏi nhiều là dấu hiệu tốt cho sự phát triển trí não, giúp hình thành thói quen tư duy, sáng tạo tích cực.

1406257567-2

Khi tò mò và luôn đặt câu hỏi về thế giới xung quanh chứng tỏ trẻ luôn khao khát tiếp cận tri thức. Điều này thúc đẩy trẻ học tập tích cực hơn, tiếp thu kiến thức ở mức độ tò mò.

Đối với những trẻ hay hỏi “tại sao”, cha mẹ không nên trả lời một cách chiếu lệ mà hãy nghiêm túc tìm hiểu và giải đáp cho chúng. Nếu trả lời một cách phớt lờ, cha mẹ vô tình cản trở sự khám phá, tò mò của trẻ. Điều đó chẳng những không giúp ích cho sự phát triển của trẻ mà con ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng.

Trẻ thích tháo rời những món đồ chơi

Một số trẻ thường thích tháo rời đồ chơi đã mua và nhiều khi không tìm cách lắp ráp lại được. Điều này đôi khi khiến nhiều cha mẹ cảm thấy bực tức. Song thực tế hành động kỳ quặc này lại minh chứng của một đứa trẻ có tư duy ngược và tư duy logic tương đối cao. Khả năng đặc biệt này có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai.

Chỉ số IQ của trẻ thường được ảnh hưởng bởi gen bẩm sinh nhưng vẫn có những yếu tố bên ngoài. Nếu sự hứng thú của trẻ không được đáp ứng, điều đó sẽ khiến sự phát triển IQ của chúng bị cản trở.

Kết luận, nếu nhận thấy con có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đúng cách giúp con phát triển trí thông minh, kích hoạt tiềm năng não bộ của trẻ để chúng có thể phát triển đúng hướng.

Rất tập trung

Quan sát một số trẻ có chỉ số IQ cao, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tập trung là đặc điểm của trẻ. Biểu hiện thông qua một số việc làm đơn giản như: Nghiêm túc ngồi xổm trên mặt đất để xem kiến, xây dựng các khối đồ chơi trong một thời gian dài liên tiếp, có thể tự chơi một mình,…

Những đứa trẻ tập trung làm việc có sự chú ý ổn định, bởi chú ý là một phần quan trọng của trí thông minh, và nó là điều kiện cần cho các yếu tố thông minh khác như quan sát, trí nhớ và trí tưởng tượng.

Montessori có một câu nói nổi tiếng: “Trừ khi được trẻ mời, cha mẹ đừng bao giờ làm phiền con”. Hầu hết những đứa trẻ đều bị thu hút, thích khám phá những điều mới, do đó khi trẻ tập trung làm điều gì đó, cha mẹ đừng nên giục con dừng ngay việc mình đang làm, cũng đừng làm phiền trẻ, hãy ở bên cạnh hướng dẫn hoặc chơi cùng với trẻ để tạo điều kiện cho con phát triển tốt hơn.

Làm thế nào để cải thiện trí thông minh cho một đứa trẻ?

Dù trẻ sinh vào mùa thu đông hay không, nếu muốn cải thiện IQ cho trẻ, ngay từ khi mang thai, người mẹ nên chú ý một số điều sau:

– Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Khi mang thai, các bà mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, sau khi sinh xong cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý nếu con bú mẹ. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối sẽ giúp trí não và cơ thể trẻ phát triển tốt nhất.

– Thói quen tập thể dục

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cả người lớn và trẻ em. Việc kiên trì tập thể dục không những cải thiện được vóc dáng mà còn thúc đẩy trí não trẻ hoạt động tốt hơn. Khi vận động, não bộ sẽ tiết ra chất dopamine, hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên đưa con cái ra ngoài tham gia nhiều hoạt động hơn, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

– Giáo dục đúng cách

Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, so với nhà trường, giáo dục gia đình quan trọng hơn. Vì vậy, muốn con cái phát triển tốt, trước tiên cha mẹ phải làm gương để chúng noi theo.