Con cái thành công là nhờ tấm lòng của người mẹ, con cái thất bại là bởi cái miệng của người mẹ. Thế nên những lời cằn nhằn, nhiếc móc của cha mẹ sẽ dễ khiến con cái có những cảm xúc tiêu cực.
Đánh mắng con cái
Nhiều bậc cha mẹ lúc nào nghĩ rằng thương con nên mới dạy bảo con bằng đòn roi. Nhưng ở độ tuổi lên 5, 6 thì chính là thời kỳ then chốt quyết định việc trưởng thành tâm lý ở trẻ con.
Nếu đứa trẻ thường xuyên bị đánh mắng thì sẽ ính ra ác cảm và oán giận cha mẹ.Sau này con trẻ cũng sẽ “lấy đạo của người trả lại cho người“, chủ động bạo hành người khác.
Thích khoác loác
Những kiểu cha mẹ như vậy thì khó mà bồi dưỡng nên đứa con hiếu thảo, hơn nữa còn là tiền đề tạo ra những hành vi tiêu cực cho con.
Đó là nguyên nhân dẫn đến những hành vi phi đạo đức của đứa trẻ, khiến chúng lười lao động, càng thích gây chuyện thị phi.
Hay cằn nhằn
Con cái thành công là nhờ tấm lòng của người mẹ, con cái thất bại là bởi cái miệng của người mẹ. Thế nên những lời cằn nhằn, nhiếc móc của cha mẹ sẽ dễ khiến con cái có những cảm xúc tiêu cực.
Con trẻ phần lớn đều có cách nghĩ của riêng mình, đặc biệt là ở tuổi dậy thì khi mà thân thể và tâm lý của trẻ đều đang ở trong một giai đoạn đặc thù. Bởi thế nên cha mẹ nên thường xuyên lắng nghe, tâm sự cũng như cổ vũ cho con.
Thích bao bọc, chiều chuộng con cái
Bản tính thích ôm đồm, chiều chuộng của cha mẹ chắc chắn vô hình cướp đi cơ hội lao động cũng như hiếu thuận của con trẻ, khiến cho tâm lý của trẻ con ngày càng trở nên lạnh lùng, hờ hững. Có người mọi việc lớn nhỏ trong nhà, kể cả những việc vụn vặt như: giặt tất, khăn tay, quét nhà, đổ rác… nhất loạt đều không cho trẻ đụng vào mà đều tự mình ôm đồm hết.
Như vậy, con cái sẽ cảm thấy tình thương của cha mẹ đối với mình là lẽ đương nhiên, sự cho đi và hy sinh của cha mẹ đơn giản là nghĩa vụ.