Dưới đây là 4 loại rau nên hạn chế ăn kẻo hại thận, bên cạnh đó có 5 loại rau tốt cho thận, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống.

Những loại rau không tốt cho thận:

Rau dền

Hàm lượng vitamin, chất đạm và khoáng chất. Thậm chí, chất đạm trong rau dền còn ở dạng dễ hấp thụ hơn cả sữa. Loại rau này cũng được ‘đồn thổi’ là có tác dụng bổ máu vì chứa hàm lượng sắt cao.

Chỉ có điều dù thế nào bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Bởi, hàm lượng axit oxalic trong rau dền cũng không hề nhỏ lại thêm lương lớn purin tồn tai trong đó. Chúng đều có khả năng trở thành tác nhân gây hại thận.

Các hợp chất hữu cơ này được chuyển đổi thành aixt uric khi tiêu hóa. Từ đó mà làm tăng mức độ kết tủa của canxi trong thận và dẫn tới sỏi thận.

Bạn có thể chần qua rau dền rồi mới chế biến để loại bỏ bớt các chất có hại này. Tuy nhiên, cũng nên kiểm soát lượng ăn, không nên lạm dụng.

unnamed

Mướp đắng

Mướp đắng là loại rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy có vị đắng nhưng lại đươc nhiều người yêu thích. Thế nhưng, mướp đắng lại chứa hàm lượng axit oxalic tương đối cao. Cụ thể, cứ 100g mướp đắng thì chứa 459mg axit oxalic. Mà axit oxalic lại chính là nguồn cơn gây ra sỏi thận.

Bên cạnh đó, mướp đắng còn rất khó tiêu nên nếu người bị gan mà ăn thì nguy cơ bị đầy hơi là rất cao.

Đối với người gặp vấn đề về thận, nếu ăn mướp đắng thì còn có thể khiến tình trạng nặng thêm. Vì thế, tốt nhất nên hạn chế.

Cải bó xôi

Cải bó xôi rất giàu dinh dưỡng mà giá thành lại không quá đắt. Do đó, nó được nhiều người cao tuổi yêu thích và lưa chọn sử dụng thường xuyên.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng lượng axit oxalic trong cải bó xôi cũng không hề thấp. Đã thế, cải bó xôi còn chứa lượng lớn purin. Cả hai chất này đều có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Ngoài ra, purin chuyển hóa bên trong cơ thể còn làm tăng axit uric dẫn tới các vấn đề về khớp, gout nữa.

May mắn là axit oxalic trong cải bó xôi dễ tan trong nước. Do đó trước khi chế biến, bạn nên chần qua trước để loại bỏ bớt hàm lượng chất này. Dù vậy, bạn cũng không nên ăn thường xuyên.

Khoai tây, cà chua

Trong khoai tây và cà chua thì lại có hàm lượng kali cao. Do đó, nếu chúng ta ăn nhiều sẽ vô tình làm tăng gánh nặng cho thận.

Những thực phẩm bổ thận, nên ăn

Bắp cải

Bắp cải là một trong những loại rau chứa nhiều chất phytochemical và chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. Ngoài ra, bắp cải còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Nhờ đó, bắp cải có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, bệnh tim mạch và rối loạn chức năng thận

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ không chỉ có màu sắc gây kích thích vị giác mà còn tốt cho sức khỏe của thận vì chứa ít kali. Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ còn chứa nhiều vitamin A, vitamin B6, vitamin C, axit folic, chất xơ và chất chống oxy hóa lycopene giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Hành tây

Hành tây có công dụng trong việc duy trì sức khỏe của thận do chứa nhiều flavonoid và quercetin. Ngoài ra, hành tây còn giúp ngăn chặn sự lắng đọng chất béo trong mạch máu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt, hành tây chứa ít kali nhưng giàu crom giúp chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate hiệu quả.

Măng tây

Măng tây chứa nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin K có thể duy trì chức năng của thận. Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa có trong măng tây còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như sỏi thận, sỏi mật và viêm bàng quang.

Súp lơ trắng

Súp lơ trắng là nguồn cung cấp vitamin C, folate và chất xơ dồi dào. Đồng thời, súp lơ trắng còn chứa nhiều hợp chất có khả năng thải bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, nhất là thận. Nên ăn súp lơ sống sẽ giữ trọn chất dinh dưỡng hơn.