Nêu bạn đang băn khoăn tìm kiếm cho mình một công việc thích hợp thì hãy tham khảo những ngành nghề dưới đây nhé!
4 ngành học nghe tên rất “sang” nhưng khó xin việc
Mỹ thuật: Nhiều sinh viên chọn chuyên ngành mỹ thuật chỉ để trở thành một họa sĩ. Tuy nhiên, lý tưởng thì đẹp đẽ, thực tế đôi khi phũ phàng. Hàng năm, có hàng trăm nghìn sinh viên đại học được đào tạo bởi các học viện mỹ thuật các cấp, nhưng chỉ một số ít trong số họ có thể trở thành họa sĩ. Thậm chí thực sự trở thành một họa sĩ không có nghĩa là có thể tự nuôi sống bản thân. Nhiều sinh viên nghệ thuật chọn chuyển đổi nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Quá khó để thành công trong ngành nghệ thuật. Bạn không chỉ cần sự chăm chỉ, tài năng mà còn cần cả sự may mắn.
Kỹ thuật về môi trường: Trong cuộc sống hiện đại con người ngày nay ngày càng ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, giá trị của ngành Kỹ thuật môi trường ngày càng trở nên nổi bật hơn nên nhiều sinh viên cũng lựa chọn ngành học này. Tuy nhiên, mặc dù công tác bảo vệ môi trường là rất quan trọng nhưng xét từ khía cạnh việc làm, sinh viên chuyên ngành này có rất ít cơ hội để lựa chọn.
Chuyên ngành Tâm lý học: Đây là ngành học vô cùng cần thiết và rất phát triển ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam thì ngành học này chưa có nhiều đất dụng võ. Chính vì vậy, sinh viên thuộc ngành Tâm lý học ra trường rất khó xin việc, ngay cả những người có học hàm học vị cao như tiến sĩ, thạc sĩ cũng không được sử dụng hết.
Chuyên ngành Lịch sử: Nhiều người quan tâm đến việc khám phá lịch sử. Tuy nhiên, có hứng thú là một chuyện, thực sự dựa vào chuyên ngành Lịch sử để tìm việc là rất khó. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp đại học, về cơ bản rất khó tìm được việc làm với mức độ phù hợp cao hơn. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.
3 ngành lương cao không cần bằng cấp
Bán hàng online: Công việc bán hàng online khác với nhân viên bán hàng trực tiếp, bán hàng online không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà sẽ làm việc qua các kênh như tổng đài, Facebook, Zalo… Đây cũng là một trong những nghề lương cao không cần bằng đại học ở Việt Nam hiện nay.
Bạn chỉ cần có hiểu biết cơ bản về Internet, mạng xã hội, có các kỹ năng cơ bản về tin học, giọng nói lưu loát, phản ứng và xử lý tình huống linh hoạt. Nhiều người bán hàng online có thu nhập 3-20 triệu và cao hơn cả vậy.
Sửa chữa điện tử, đồ gia dụng: Nhiều bạn trẻ chọn sửa chữa điện tử, đồ gia dụng để học nghề không cần bằng cấp 3. Trải qua thời gian học nghề ngắn hạn từ 3-6 tháng, bạn đã được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức để sửa chữa ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy tính, điện thoại, …
Đây cũng là nghề có nhu cầu tuyển dụng rất cao trên thị trường lao động hiện nay. Nhân viên sửa chữa đồ điện tử, gia dụng có thu nhập khoảng 5-10 triệu/tháng. Nếu đầu tư vốn, bạn có thể sở hữu tiệm sửa chữa riêng của mình.
Nghề bếp: Nếu như bạn đang băn khoăn học nghề gì không cần bằng cấp, bạn có thể tham khảo nghề bếp
Thu nhập ổn định, thời gian học nhanh, cơ hội việc làm cao… là những tiêu chí khiến nghề bếp đang trở thành một xu hướng thu hút các bạn trẻ đam mê nấu ăn. Trải qua các khóa học nghề bếp chỉ từ 3 – 6 tháng, bạn sẽ có đủ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để ứng tuyển vào các nhà hàng, khách sạn, quán ăn từ bình dân đến cao cấp. Thu nhập của một phụ bếp mới vào nghề dao động khoảng 8 – 10 triệu/tháng, đầu bếp chính khoảng 15 – 30 triệu/tháng và mức lương này sẽ tăng dần cùng tay nghề và thâm niên của bạn.