Sau khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ cần thực hiện một số nghi lễ khác.

Dọn dẹp, tẩy uế bàn thờ

Nhiều người cho rằng cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là có thể dọn dẹp bàn thờ thần linh gia tiên mà không nắm rõ thời gian chính xác. Người làm trước lễ cúng ông Công ông Táo, người làm sau. Vậy như thế nào mới đúng.

Người xưa tin rằng, sau ngày 23 tháng Chạp thần linh đi vắng nên đây là dịp để các gia đình dọn dẹp bàn thờ sau một năm và cũng là thời điểm để chuẩn bị ban thờ đón Tết.

Thông thường, trong lễ tiễn ông Công ông Táo, gia chủ sẽ xin phép sửa sang bàn thờ để đón Tết. Một số gia đình cẩn thận hơn sẽ chuẩn bị thêm một lễ hoa quả, nhang đèn ngoài lễ tiến Táo Quân để cúng và xin phép thần linh.

Việc đầu tiên cần làm là chọn một thành viên trong gia đình có tính tỉ mỉ, cẩn thận để thực hiện việc dọn dẹp bàn thờ. Khi dọn, cần dùng khăn sạch, nước sạch (nước đun từ các loại thảo mộc, rượu gừng…) để lau bàn thờ. Khi lau dọn, tuyệt đối tránh làm xê dịch bát hương.

4-viec-phai-lam-sau-le-cung-ong-cong-ong-tao-01

Tỉa chân hương, thay tro bát hương

Trong một năm, trải qua các ngày rằm, mùng một, các dịp giỗ chạp, lễ tết, chân hương trong bát hương sẽ rất nhiều. Lúc này, gia chủ cần phải rút bớt chân hương và để lại số chân lương lẻ như 3,5, 7, 9. Số chân hương còn thừa sẽ mang đi hóa (đốt) sau khi làm lễ.

Gia chủ có thể thay tro mới vào bát hương. Tro thêm vào bát hương phải là tro rơm (có thể mua ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng). Lưu ý, cần giữ nguyên phần cốt của bát hương (thường là đá quý, kim loại…) để lại trong bát hương trong quá trình thay tro. Số tro thừa sẽ mang đi rắc ở sông hoặc nơi có nguồn nước lưu thông.

Thay bàn thờ hoặc bát hương (nếu cần thiết)

Trong một số trường hợp, bàn thờ hoặc bát hương không còn phù hợp với điều kiện của gia đình và gia chủ muốn thay sang thứ khang trang hơn, tốt hơn thì có thể thực hiện việc thay thế vào lúc này.

Đối với bát hương, cần giữ lại phần cốt của bát hương và số chân nhang cũ. Bát hương, bàn thờ cũ có thể mang hóa đi.

4-viec-phai-lam-sau-le-cung-ong-cong-ong-tao-02

Làm lễ mời an vị Táo quân vào ngày cuối năm và cúng tất niên

Sau khi lau dọn bàn thờ sạch sẽ, gia chủ sẽ chờ đến ngày cuối năm để làm lẽ an vị mời Táo quân và các vị thần linh trở về nhà. Thông thường, lễ cúng này sẽ làm vào 30 Tết. Tuy nhiên, các gia đình cũng có thể thực hiện sớm hơn, tùy vào điều kiện. Cũng có thể làm lễ mời an vị thần linh và lễ tất niên cùng lúc, làm vào buổi trưa hoặc chiều 30 Tết.

Đồ lễ cúng thường có xôi, gà, tiền, vàng… Gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng tùy vào điều kiện của gia đình.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.