Có người nói rằng cuộc đời chỉ thực sự bắt đầu sau 30 tuổi. Bởi đó là khi ta phải chịu trách nhiệm với đời mình và có thể là cả cuộc đời người khác nữa.
Chưa biết nghĩ
Ai trong một ngày mà chẳng nghĩ hàng trăm thứ việc. Nhưng việc ”biết nghĩ” hay không lại chính là chuyện khácBiết nghĩ chính là phân biệt được đúng sai, lời gì nên nói lời nào không, điều gì nên làm hay không nên làm. Biết nghĩ chính là thể hiện một bộ nguyên tắc sống của bản thân dựa trên nền tảng đạo đức làm người tử tế. Biết nghĩ ở đây cũng chính là biết nghĩ cho người khác, đặt mình vào vị trí người khác để cảm thông.
Chưa biết yêu
30 tuổi xuân, chắc hẳn bạn đã đừng đắm chìm trong tình yêu. Nhưng có tình yêu đến tan nát cõi lòng. Yêu mà sinh ra mê man, quỵ lụy, yêu mà không thể nào chấp nhận được việc không thể yêu tiếp được nữa. Yêu cũng đi đôi với ghét, có yêu say đắm thì cũng có ghét cay đắng khi bị phụ tình. Có yêu thương người tốt hay giúp mình, thì cũng có ghét những người hãm hại, nói xấu mình.
Nhưng yêu ghét có điều kiện như vậy liệu có phải là đã biết yêu, biết ghét? Đôi khi ta phải yêu cả kẻ thù thì mọi ân oán mới được hóa giải, ghét những điều ô trọc, thị phi thì mới thanh thản và không thẹn với lòng, với đời.
Chưa phân biệt được nhu cầu và mong muốn
Đời người có quá nhiều mong muốn, có rồi lại muốn nhiều hơn nữa. Nhưng nhu cầu con người thật sự không có nhiều đến thế. Nếu nhu cầu không được đáp ứng thì con người sống trong đau khổ.
Cũng là tấm áo, miếng ăn, thì hãy mua đủ, ăn đủ để không phải vứt đi một lúc nào đó. Như vậy vừa không lãng phí, lại làm sáng rõ được cái đức khiêm cung trân trọng của cải mình làm ra, cũng sáng rõ được đức nhân ái khi bao người còn đang sống đời thiếu thốn, khổ sở.
Chưa hiểu rằng thay đổi người khác là điều không thể xảy ra
Đến tuổi 30 nhiều người sẽ hiểu rằng thay đổi người khác là một việc khó như lên trời vậy. Con người chỉ có thể thay đổi khi họ được truyền cảm hứng và giáo hóa bằng sự bao dung. Áp đặt, thúc ép mà thay đổi được người chỉ là một ảo tưởng mà nhiều người trong chúng ta vẫn tin vào cho tới tận lúc nhắm mắt xuôi tay.
Trong hôn nhân cũng vậy, lúc đến với ta có những tính cách nào, phẩm chất nào thì sau nhiều năm chung sống cũng giữ nguyên như vậy.
Người càng cố chấp thay đổi người khác thì càng nhận ra mình lực bất tòng tâm mà thôi.
Chưa thể dừng so sánh chính mình với người khác
Luôn nỗ lực hoàn thiện chính bản thân là việc làm cả đời của mỗi người. Nếu cứ so sánh mình với người khác bạn sẽ chỉ càng bị áp lực mà thôi. Con người cả đời chỉ muốn đứng trên người khác thì việc gì cũng làm, lâu dần đánh mất đi chính mình. Đến khi mình thật sự muốn gì, cần gì, nên làm gì và không làm gì cũng chẳng tự biết. Miệt mài chạy đua, so kè, đến khi tâm trí héo mòn, mệt mỏi lại không biết vì đâu và làm sao để an nhiên, tự tại.
Người có thể tự cường phải biết được mình. Người có thể tự tại, thì ngoài biết mình còn phải biết người. Người có thể tự do, thì ngoài biết mình, biết người, còn phải biết lúc nào coi mình là người, lúc nào coi người là mình mà đối đãi.