Trên thực tế, dáng ngồi có thể tiết lộ cảm xúc, mức độ tự tin, độ cởi mở và độ nam tính của một người đàn ông. Dưới đây là 5 dáng ngồi cơ bản, và tính cách ẩn chứa đằng sau đó.

Ngồi thẳng lưng, 2 đầu gối cách nhau 2-10 inch

Khoa học đã chỉ ra rằng việc ngồi bó gối với nhau về mặt sinh lý sẽ dễ dàng hơn đối với phụ nữ bởi chiều rộng tổng thể của khung xương chậu nữ lớn hơn so với khung xương chậu của nam giới. Nữ giới có góc cổ xương đùi không lớn bằng của nam. Do vậy, hầu như nam giới thường không bao giờ ngồi để đầu gối sát vào nhau.

Nếu như bạn thấy đàn ông ngồi tư thế này thì ắt hẳn họ đang trong trạng thái căng thẳng, và thường giảm đi sự nam tính.

Ngồi thẳng lưng, 2 đầu gối cách nhau 11-24 inch

Ngược lại với dáng ngồi 2 gối bó sát nhau như trên thì dáng ngồi này 2 đầu gối cách nhau 11-24 inch cực kỳ phổ biến với đàn ông.

Dáng ngồi này thể hiện sự thống trị bằng cách “đánh dấu lãnh thổ của bạn”. Bạn có thể quan sát thấy tư thế này ở các vị vua ngồi trên ngai vàng lớn. Các CEO ngồi cạnh bàn trong khi những người khác ngồi cùng ghế.

tuthengoi

Những người đàn ông có tư thế ngồi này thường có tính cách cởi mở. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, khi cơ thể “mở ra”, tâm trí cũng làm như vậy. Khi người đàn ông ngồi tư thế này, họ đang ở trong trạng thái thoải mái, không phòng thủ. Vì vậy, nam giới hãy chọn tư thế ngồi này để thể hiện thiện chí với người đối diện.

Ngồi bắt chéo chân

Tư thế ngồi bắt chéo chân cũng thường gặp ở phụ nữ. Một số người cho rằng chân bắt chéo kém nam tính hơn để chân thẳng. Việc bắt chéo chân giữ cho bản lĩnh đàn ông được che giấu thay vì lộ ra ngoài. Hãy để ý điều này trong các cuộc họp kinh doanh hoặc thậm chí là các cuộc trò chuyện thông thường. Khi một người đàn ông bắt chéo chân (và tệ hơn nữa là cả cánh tay của anh ta) thì anh ta thực tế đã rút lui khỏi cuộc trò chuyện. Có thể vô ích nếu thuyết phục anh ta thay đổi ý định.

Nếu trong một cuộc đàm phán kinh doanh, nếu người đàn ông ngồi tư thế này, họ thường ít đề xuất hơn và nhớ lại ít hơn những gì đã được thảo luận so với những người “cởi mở” ở tư thế 2. Vì vậy, bạn có thể quan sát đối phương có ngồi thẳng chân trước khi trình bày hay không, điều này có một phần ảnh hưởng tới kết quả của cuộc đàm phán.

Ngồi khóa 2 mắt cá chân

Khi một người đàn ông ngồi khóa cổ chân – đó có thể là dấu hiệu cho thấy anh ta đang che giấu điều gì đó.

Cử chỉ này thường gặp ở các tình huống như:

Mệt mỏi, căng thẳng khi phỏng vấn xin việc.

Các bị cáo ngồi bên ngoài phòng xử án trước phiên xử có nhiều khả năng tự khóa cổ chân dưới ghế (để giúp kiểm soát cảm xúc của họ).

Tiếp viên hàng không có thể phát hiện ra những du khách sợ hãi vì họ ngồi với cổ chân bị khóa (đặc biệt là trong thời gian cất cánh).

Tuy nhiên, nếu là một người đàn ông, chẳng may bạn rơi vào trạng thái cảm xúc như trên, khóa cổ chân có thể là một tư thế ngồi tạm thời để lấy lại bình tĩnh. Khi kết hợp với hai tay gập lại trong lòng – tâm trí bạn sẽ được ổn định ngay lập tức.

Ngồi vắt chân chữ ngũ

Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể thì đây là một vị trí khẳng định quyền lực một cách lộ liễu.

Nếu một người đàn ông ngồi khoanh chân, mắt cá chân trên đầu gối chứng tỏ anh ta đang thể hiện sự thống trị và tự tin ở mức độ cao.

Những người đàn ông trong cuộc họp kinh doanh có thể thông qua vị trí này để biểu thị suy nghĩ của họ. Để gửi một thông điệp như “Tôi mạnh mẽ, thành công và thời gian của tôi là quý giá.” Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng tư thế này không lý tưởng khi bạn đưa ra quyết định. Bạn thực sự sẽ quyết đoán hơn khi cả hai chân đều được đặt chắc chắn trên sàn.

Ngoài ra, còn 1 ý nghĩa khác, đó là biểu hiện của những anh chàng cứng đầu, những người không cởi mở với quan điểm, ý kiến hoặc đề xuất của người khác.