Trái cây khi nấu chín mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trở thành bài thuốc hữu hiệu. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Táo

Táo là loại trái cây giàu pectin, chất xơ, vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe. Ăn táo tươi có thể mang lại hiệu quả thải độc ruột, giảm táo bón. Khi nấu chín, táo có tác dụng giảm triệu chứng tiêu chảy, giúp dễ dàng tiêu hóa hơn. Ngoài ra, nấu chín sẽ giúp lượng chất polyphenol trong táo tăng lên, chất chống oxy hóa mạnh hơn, giúp bảo vệ mạch máu, giảm huyết áp, kiểm soát lượng đường, chống viêm, khử trùng.

5-loai-qua-nau-chin-tang-gap-doi-dinh-duong-01

Cách làm rất đơn giản, bạn hãy lấy một quả táo rửa sạch, bỏ phần lõi, cho vào nồi thêm khoảng 800ml nước. Khi nước sôi, nấu tiếp khoảng 20-30 phút, nêm đường phèn hoặc đường nâu tùy khẩu vị.

Lê có tác dụng dưỡng phổi, giảm ho, dưỡng âm, thanh nhiệt tiêu đàm. Tuy nhiên, quả lê tươi có tính lạnh, nếu ăn nhiều dễ khiến tỳ vị hư hàn. Vì vậy, nấu chín sẽ giúp loại bỏ độ lạnh của lê.

Khi ăn chín, lê phát huy tác dụng tối đa, giúp điều trị các bệnh vê hô hấp như ho khan, đau họng, ho ra máu, táo bón…

Bạn cần chuẩn bị một quả lê, gọt vỏ, bỏ hạt, đem xay nhuyễn rồi bỏ vào bát nhỏ, thêm chút đường phèn rồi hấp cách thủy. Khi đường tan là có thể đem ra dùng.

5-loai-qua-nau-chin-tang-gap-doi-dinh-duong-02

Với trường hợp ho nhiều đờm, có máu, hãy cắt nhỏ miếng lê và đem hấp cách thủy. Khi lê chín mềm thì nhấc ra, dằm nhuyễn và trộn với mật ong. Để hỗn hợp nguội và cho vào lọ thủy tinh, mỗi lần uống lấy một vài thìa và hòa với nước ấm.

Trà lê cũng tốt cho người đang muốn giảm cân, làm đẹp da, người bị mất ngủ, người cần giải rượu. Món lê hấp còn có tác dụng bổ thận, dạ dày, trị cảm lạnh.

Ngoài cách hấp, bạn có thể dùng lê để nấu súp, nấu chè và kết hợp với các nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen, long nhãn, gừng… để tăng hiệu quả.

Cam

Vỏ cam chứa chất noscapine và tinh dầu có tác dụng giảm ho, giảm đờm, thích hợp với những người ho mãn tính, đau họn, khô miệng, đắng miệng. Nấu chín sẽ giúp các thành phần này phân tách ra ngoài tốt hơn, tác dụng chống ho tốt hơn.

5-loai-qua-nau-chin-tang-gap-doi-dinh-duong-03

Trước khi nấu, bạn cần rửa sạch rồi ngâm cam trong nước muối loãng khoảng 20 phút. Sau đó, lấy cam ra và cắt một đầu của quả cam. Dùng đũa chọc vài nhát vào cùi cam và rắc một chút muồi rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút là ăn được.

Bưởi

Bưởi giúp tăng sinh lực cho dạ dày, làm ẩm phổi, bổ máu, giúp vết thương mau lãnh, tốt cho trường hợp nhiễm trùng huyết. Loại quả này còn chứa hoạt chất sinh học corticoside giúp làm giảm độ nhớt của máu, giảm sự hình thành huyết khối giúp phòng ngừa các bệnh về mạch máu như tai biến. Loại trái cây này cũng tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường vì nó chứa thành phần tương tự như insulin.

5-loai-qua-nau-chin-tang-gap-doi-dinh-duong-04

Ngoài việc ăn khi còn tươi, bạn có thể hấp chín bưởi. Bưởi hấp có tác dụng thanh hỏa, hóa đơm, xua tan khí hư trong ruột.

Cách làm không khó. Bạn chỉ cần một quả bưởi tươi, bóc vỏ, khía múi cau và đem hấp cách thủy, ăn với mật ong.

Táo gai

Táo gai có tác dụng tăng cường sinh lực cho lá lách, giúp tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, chống táo bón. Tuy nhiên, loại quả này có hàm lượng axit khá cao, dễ gây kích ứng dạ dày khi ăn sống. Vì vậy, nấu chín sẽ là cách ăn an toàn hơn, giúp giảm kích thích. Ngoài ra, flavonoid trong táo gai cũng có tác dụng tốt hơn sau khi nấu, tác dụng mở rộng mạch máu, ngăn ngừa xơ cúng động mạch.

5-loai-qua-nau-chin-tang-gap-doi-dinh-duong-05

Bạn cần rửa sạch táo gai, cắt bỏ lõi. Cho nước vào nồi đun sôi rồi bỏ táo gai vào nấu khoảng 5 phút, nêm đường phèn cho vừa ăn. Ngoài ra, bạn có thể dùng táo gai sấy khô để pha trà, nấu chè…