Những món ăn vặt dưới đây rất ngon miệng, trẻ nào cũng mê, nhưng lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.

Snack khoai tây chiên

Nhiều người không biết đây là một trong những thực phẩm gây ung thư ở trẻ em. Snack khoai tây chiên chứa chất bảo quản và chất tạo màu, hơn nữa khi chiên khoai tây ở nhiệt độ cao thì nó sẽ sản sinh ra chất Acrylamide, đây là những chất gây ung thư ở trẻ em và cả người lớn.

Nước ngọt

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng dễ bị nghiện nước ngọt. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong nước ngọt, nhất là nước ngọt có ga chứa chất tạo màu làm gia tăng nguy cơ gây ung thư.

Bên cạnh đó, các loại nước này còn có thể gây nên một số bệnh khác như viêm, kháng insulin, viêm dạ dày, trào ngược thực quản, béo phì… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

3

Thịt chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội, lạp xưởng… rất được các bé yêu thích.

Các chuyên gia cảnh báo, phụ huynh cần hạn chế cho trẻ ăn các món này bởi nó có khả năng làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân là do trong đồ chế biến sẵn thường có rất nhiều N-nitroso, heterocyclic amin – chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng.

Bên cạnh đó, người ta cũng tìm ra trong thịt chế biến sẵn còn có hàm lượng lớn benzopyrene – chất gây ung thư.

Kẹo ngọt

Kẹo thường được làm ngọt bằng xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, được các tế bào ung thư chuyển hóa nhanh hơn so với các dạng chất ngọt khác. Hơn nữa, kẹo ngọt thường có màu sắc tươi sáng, rất có thể do dùng nhiều loại phẩm màu nhân tạo.

Các loại thịt xiên nướng lề đường

Trẻ em thường thích ăn thịt nướng lề đường nhưng các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò khi được nướng than hoa có thể tạo thành các hợp chất gọi là amin dị vòng (HCAs), cũng như hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Những hợp chất này có thể thúc đẩy những thay đổi DNA có thể làm tăng nguy cơ ung thư của trẻ.

4

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư cho trẻ

Bên cạnh việc cho trẻ ăn uống lành mạnh, các chuyên gia cảnh báo, nên duy trì một số thói quen sau để trẻ luôn khỏe mạnh, ngừa bệnh tật.

– Không để trẻ tiếp xúc, sống trong môi trường có khói thuốc lá

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tránh để trẻ thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

– Thường xuyên cho trẻ tập luyện, vận động để cơ thể khỏe mạnh, phát triển hệ cơ, xương.

– Tiêm ngừa các loại vắc xin như: Viêm gan B, HPV…

– Tránh để con tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu

– …

Những nguy cơ gây ung thư cho trẻ thường khó kiểm soát nhất là từ thời kỳ mang thai và lúc bước vào độ tuổi thành niên. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc sức khỏe cho bé một cách khoa học để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.