Thường xuyên sử dụng các món ăn này sẽ giúp bồi bổ cơ thể, dưỡng khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, bổ não đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu như đau đầu, chóng mặt… do rối loạn tiền đình gây ra.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở người trưởng thành. Bệnh gây ra tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Một số nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có thể kể đến là:
– Huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch… gây tắc nghẽn mạch máu.
– Lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hormone cortisol làm tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó, dây thần kinh số 8 bị tổn hại làm hệ thống tiền đình nhận thông tin không chính xác.
– Rối loạn tiền đình cũng có thể hậu quả của một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa…
– Người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan cũng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn.
– Quá béo hoặc quá gầy cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình.
– Uống rượu bia quá nhiều.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng ở người bệnh. Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là chóng mặt đi kèm với hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng…
Rối loạn tiền đình thường tiến triển thành mạn tính và ngày một nặng hơn.
Ban đầu người bệnh có thể chỉ cảm thấy những cơn chóng mặt thoáng qua nên không chú ý. Sau đó, các dấu hiệu này xảy ra thường xuyên hơn.
Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Để phòng tránh rối loạn tiền đình, bạn nên rèn luyện cho mình những thói quen sống lành mạnh. Ví dụ như:
– Ăn ngủ và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài.
– Luyện tập thể thao thường xuyên.
– Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
– Nên uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu nước.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số món ăn tốt cho hệ thần kinh, bổ sung dưỡng chất giúp giảm các biểu hiện của bệnh.
Món ăn tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Canh sườn non đinh lăng
Trong y học cổ truyền, đinh lăng là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng khác nhau. Một trong những công dụng chính là khả năng hoạt huyết dưỡng nào, bồi bổ và phục hồi chức năng tiền đình.
Người bị rối loạn tiền đình ăn món canh sườn non nấu lá đinh lăng sẽ giúp bồi bổ khí huyết, tăng tuần hoàn máu, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, giảm chóng mặt và đau đầu, chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
Cách làm:
– 200 gram sườn non, 1 nắm lá đinh lăng tươi.
– Sơ chế các nguyên liệu.
– Cho sườn non vào ninh cho mềm sau đó bỏ lá đinh lăng vào nấu chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Một tuần có thể ăn 3-4 lần.
Óc heo hấp ngải cứu
Óc heo là thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, đa dạng các vitamin cần thiết. Ngải cứu là loại dược liệu tự nhiên có tác dụng bổ huyết, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Cách làm
– Chuẩn bị 1-2 bộ óc heo, loại bỏ hết các mạch máu và rửa với rượu gừng để khử mùi tanh.
– Óc heo chần sơ với nước sôi rồi bỏ vào tô. Xếp ngải cứu xung quanh, thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi bỏ vào nồi hấp cách thủy khoảng 40 phút.
Ăn khi còn nóng.
Canh óc heo mộc nhĩ
Mộc nhĩ có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giảm cholesterol máu, bổ sung sắt, canxi cùng nhiều vitamin cần thiết khác. Sự kết hợp óc heo và mộc nhĩ có thể giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến tiền đình.
Chuẩn bị 1-2 bộ óc heo, 15 gram mộc nhĩ đen và các loại gia vị thông thường.
Óc heo sơ chế sạch. Mộc nghĩ ngâm nở, bỏ chân và cắt nhuyễn.
Bắc chảo phi thơm tỏi và bỏ mộc nhĩ vào xào. Đổ 300ml nước và nêm gia vị. Khi nước sôi thì bỏ óc heo vào hầm khoảng 40 phút.
Ăn khi còn nóng.
Trứng gà hấp nghệ, mật ong
Đây là món ăn giúp bổi bổ sức khỏe, tăng khả năng chống oxy hóa, chống viêm, tăng tuần hòa máu, an thần… tốt cho người hay bị đau dầu, chóng mặt…
Chuẩn bị 1 quả trứng gà, 1 thìa cà phê tinh bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong.
Cho trứng gà, mật ong và tinh bột nghệ vào bát rồi đánh đều.
Bỏ hỗn hợp trứng vào chén và đem hấp cách thủy 20 phút.
Ăn khi còn nóng.
Gà ác hầm tam thất hạt sen
Đây là món ăn bổ dưỡng, cực kỳ tốt cho người bị rối loạn tiền đình nhờ tác dụng bổ khí huyết, tăng tuần hoàn máu, phục hồi chức năng tiền đình.
Chuẩn bị một con gà ác vừa đủ ăn, 1 củ tam thất bắc tươi hoặc 5 gram bột tam thất, hạt sen, kỷ tử, nụ hoa tam thất bao tử, tinh bột nghệ, mật ong rừng nguyên chất.
Gà ác sơ chế sạch sẽ, xếp vào nồi đất và bỏ các loại nguyên liệu khác vào xung quanh. Nên nếm một chút gia vị rồi đặt nồi lên bếp hầm từ 30 phút đến 1 tiếng, tùy theo kích thước của gà.
Nên ăn món này khi còn ấm.
Chè long nhãn hạt sen
Trong Đông y, long nhãn được coi là vị thuốc quý. Nguyên liệu này có vị ngọt, tính ôn, bồi bổ khí huyết, ích tâm kiện tỳ, giảm stress, an thần. Hạt sen có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần. Kết hợp hai nguyên liệu này sẽ giúp điều trị tình trạng suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, giảm đau đầu, chóng mặt…
Chuẩn bị 300 gram hạt sen tươi đã bỏ tâm hoặc 150 gram hạt sen khô ngâm nước cho mềm; một ít nhãn lồng.
Luộc hạt sen cho chín mềm rồi thêm 2 muỗng đường vào nấu thêm 5 phút và vớt ra thau nước đá để giữ độ giòn.
Nhãn lồng bóc vỏ, bỏ hạt và nhét hạt sen vào bên trong quả nhãn.
Đun sôi nồi nước sen ban đầu rồi bỏ long nhãn hạt sen vào nấu thêm khoảng 5 phút.
Để chè nguội và thêm đá cho dễ ăn.