Sinh mổ dễ để lại một số di chứng vĩnh viễn, theo mẹ đến suốt đời.

Đau lưng

Đau lưng là hiện tượng thường gặp sau sinh của các mẹ. Đặc biệt, các mẹ sau sinh mổ lúc nào cũng thấy đau lưng. Mẹ sinh mổ bị đau lưng là hiện tượng bình thường vì bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trong quá trình sinh mổ, và thuốc này cần được đặt vào giữa cột sống thắt lưng của sản phụ, đồng thời cắm một cây kim dài vào trực tiếp, điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho cột sống của người mẹ.

Vết sẹo xấu xí

images

Vết sẹo từ ca mổ lấy thai sẽ không bao giờ biến mất trên bụng trong suốt cuộc đời bạn. Và vết mổ lần 2 sẽ còn xấu hơn lần 1 do da bụng bị trùng xuống. Lúc này, các mẹ thường đổ lỗi cho tay nghề bác sĩ nhưng thực tế không phải như vậy.

Làm thế nào để vết mổ đẻ dễ nhìn hơn? Khi sinh mổ, mẹ cần chú ý tránh gây áp lực lên vết mổ bằng cách không ngồi nhiều và khi ngồi cho con bú thì nên ngồi thẳng lưng. Mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để chườm lên vết mổ đẻ sau sinh khoảng 10 ngày để vết mổ không gây ngứa ngáy, khó chịu sau này.

Tình cảm giữa mẹ và bé

minh_hoa_YHMF

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng, não người mẹ sẽ nhạy cảm hơn với tiếng khóc của trẻ sơ sinh khi bé chào đời bằng phương pháp đẻ thường. Ngoài ra, khi sinh thường cổ tử cung mở, cơ thể sản xuất hormone sẽ tăng cường cảm xúc của người mẹ với em bé. Nghiên cứu cũng cho hay, não mẹ có thể điều chỉnh các hoạt động và hành vi của cơ thể để có những bản năng chăm sóc con tốt nhất sau khi bé chào đời. Những mẹ đẻ mổ sẽ không có được điều này.

Mổ lấy thai lần sinh nở sau

Với những mẹ đã từng mổ lấy thai lần đầu thì nguy cơ phải mổ lần 2 lên đến 98%. Không chỉ có thế, với những mẹ đã từng sinh mổ cũng sẽ phải chờ sau khoảng ít nhất 2-3 năm mới nên sinh em bé tiếp theo để tránh nhưng nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Mẹ sinh mổ còn mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe, vết mổ dễ bị nhiễm trùng, dính ruột và sữa về muộn sau sinh.

Tổn thương tử cung

Khi mổ lấy thai chắc chắn sẽ khiến tử cung của mẹ ít nhiều bị tổn thương như:

+ Dính ruột, tắc ruột;

+ Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát;

+ Lạc nội mạc tử cung;

+ Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ).

Những tổn thương tử cung như thế này sẽ khiến mẹ sẽ khó có thai trong lần tiếp theo hơn những mẹ sinh thường.

Di chứng gây tê

Nhiều mẹ cho biết, sau khi sinh mổ, họ luôn cảm thấy đầu óc nhớ nhớ quên quên. Đó là do di chứng của việc gây tê hoặc gây mê. Mặt khác, một số sản phụ rất nhạy cảm với thuốc nên sẽ cảm thấy khó chịu. Tác dụng phụ của thuốc gây tê không chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh mà còn có thể kéo dài 1 năm, thậm chí vài năm sau sinh. Hiện tượng phổ biến nhất của tác dụng phụ sau khi gây tê đó là đau đầu.

Phục hồi chậm

So với sinh thường thì hồi phục sau sinh mổ chậm hơn. Vùng chấn thương sau sinh mổ lớn nên thời gian hồi phục tự nhiên cũng lâu hơn. Cơn đau hậu sản kéo dài và người mẹ cũng yếu ớt hơn. Không thể bước đi một cách bình thường hay tự tay chăm sóc con mình. Đó là một điều vô cùng thiệt thòi với các bà mẹ sinh mổ.

Dễ suy nghĩ tiêu cực, buồn bã

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành quét não đối với những phụ nữ sinh con và phát hiện ra rằng những bà mẹ sinh con tự nhiên nhạy cảm hơn với tiếng khóc của con họ, trong khi sinh mổ có thể làm giảm sự nhạy cảm của người mẹ với con. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sinh con tự nhiên sẽ kích thích cổ tử cung của phụ nữ sinh nở và sản sinh ra hormone, giúp tăng cường cảm xúc của họ với em bé.

Các nghiên cứu về não bộ đã chỉ ra rằng hoạt động của não bộ trong quá trình sinh nở tự nhiên có thể điều chỉnh cảm xúc và hành vi hàng ngày của người mẹ và giúp họ tránh được những cảm xúc tiêu cực sau sinh.