Trong bối cảnh nhiều người đã tiêm 3 liều vắc xin nhưng vẫn nhiễm Covid-19, một số người thắc mắc có cần tiêm liều thứ 4 hay không.

Theo một nghiên cứu mới đây, với những người tiêm đủ 3 liều vắc xin công nghệ mRNA của Pfizer hoặc Moderna giúp cơ thể tạo ra một loạt các kháng thể hiệu quả để ngăn ngừa trở nặng hoặc nguy cơ không qua khỏi khi nhiễm virus Sars-CoV-2. Ngoài ra, người tiêm còn được bảo vệ trước các biến thể.

Dù vậy theo các chuyên gia, sau khi tiêm liều 3, rất nhiều người vẫn phải tiếp tục tiêm liều thứ 4 và sau này có thể có những mũi tiêm tiếp theo tùy vào tình hình dich bệnh. Tuy nhiên theo nghiên cứu gần đây, một số người không cần tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ 4 trong nhiều năm .

Theo John Wherry, Giám đốc Viện Miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), việc tiêm liều thứ 4 có thể không cần thiết để bảo vệ khỏi nguy cơ trở nặng và ‘ra đi’ đối với người lớn bình thường.

Cụ thể, có ít nhất 4 nghiên cứu chứng minh hệ miễn dịch – sử dụng các tế bào T chuyên biệt được sản xuất bởi vắc xin hoặc sinh ra sau khi nhiễm bệnh. Chúng có khả năng ghi nhớ và tấn công virus trong vài tháng và thậm chí có thể làm như vậy trong nhiều năm.

2

Các chuyên gia nghiên cứu đã đã quan sát thấy phản ứng này ở những người từng là F0 (Hội chứng suy hô hấp cấp nặng). Trong trường hợp của SARS, một nghiên cứu ghi nhận những người từng tiếp xúc với virus trong đợt bùng phát năm 2003 vẫn mang các tế bào T ghi nhớ và nhắm mục tiêu đến virus hơn 17 năm sau đó. Như vậy các chuyên gia cho rằng, điều này cũng có thể xảy ra với Covid-19.

Dù vậy, đến nay các nhà khoa học vẫn tiếp tục thu thập thêm thông tin. Các nghiên cứu được đưa ra khi quan chức y tế một số nước xem xét hướng dẫn xung quanh các mũi vắc xin tăng cường.

Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden (Mỹ), chia sẻ: ‘Chúng tôi sẽ theo dõi rất sát sao độ bền bảo vệ cơ thể trước virus Sars-CoV-2 sau liều thứ 3 của vắc xin Pfizer hoặc Moderna’.

Theo Tiến sĩ Fauci: ‘Nếu sự bảo vệ bền hơn nhiều so với nhóm chỉ tiêm 2 liều vắc xin, chúng tôi có thể duy trì thêm một khoảng thời gian đáng kể mà không cần đến liều thứ 4’.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những người dễ bị tổn thương như người lớn tuổi và suy giảm miễn dịch có thể được lợi khi tiêm mũi thứ 4.

Tiến sĩ Gili Regev-Yochay, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Sheba ở Tel HaShomer, Israel cho biết: ‘Không phải liều thứ 3, không phải liều thứ 4, không phải liều thứ 5 sẽ ngăn chặn nhiễm bệnh lâu dài’.

Vậy nhưng điều đó không có nghĩa là một liều bổ sung là vô nghĩa trong mọi trường hợp. Đối với người cao tuổi hoặc những người có nguy cơ cao, có thể cần thêm một liều để giúp duy trì khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ bệnh nặng. ‘Liều thứ 4 có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh nặng. Tôi đã xem dữ liệu sơ bộ về câu hỏi này’, Tiến sĩ Regev-Yochay nói.

Hiện nay một số nước đã tiến hành tiêm bổ sung cho các nhóm có nguy cơ cao này. Cụ thể, ngày 22/2, Thụy Điển bắt đầu tiêm liều 4 cho người trên 80 tuổi và người sống trong các viện dưỡng lão. Israel cho phép tiêm mũi thứ 4 cho người trên 60 tuổi và bất kỳ người lớn nào có tình trạng sức khỏe cơ bản. Tại Chile tiêm liều thứ 4 cho bất kỳ ai trên 55 tuổi đã tiêm liều thứ 3 cách đây hơn 5 tháng.

Một số nước khác đã hoặc đang cân nhắc tiêm liều 4 bao gồm Campuchia, Đan Mạch, Bỉ, Italia, Hungary, Ba Lan, Anh và Hàn Quốc.