Rất nhiều người có thói quen gọt vỏ trước khi sử dụng gừng tươi, điều này liệu có nên hay không?

Gừng có nên bóc vỏ hay không

Trọng thực tế, vỏ gừng có thể bỏ hoặc không. Bản thân nó là một loại thuốc đông y. Bỏ vỏ để ăn hoặc ăn luôn vỏ, tùy theo hoàn cảnh cụ thể.

Thông thường nấu ăn dùng gừng thì nên ăn luôn vỏ, bởi vì như vậy không chỉ duy trì sự cân bằng dược tính của gừng mà còn có thể ngăn chặn nhiệt. Bị phù nề, ăn gừng không bỏ vỏ vì gừng có tác dụng lợi nước. Nếu táo bón, hôi miệng… thì tốt nhân nên sử dụng riêng vỏ gừng.

Trọng thực tế, vỏ gừng có thể bỏ hoặc không. Bản thân nó là một loại thuốc đông y. Bỏ vỏ để ăn hoặc ăn luôn vỏ, tùy theo hoàn cảnh cụ thể.

got-vo-gung1

Thông thường nấu ăn dùng gừng thì nên ăn luôn vỏ, bởi vì như vậy không chỉ duy trì sự cân bằng dược tính của gừng mà còn có thể ngăn chặn nhiệt. Bị phù nề, ăn gừng không bỏ vỏ vì gừng có tác dụng lợi nước. Nếu táo bón, hôi miệng… thì tốt nhân nên sử dụng riêng vỏ gừng.

Tuy nhiên, khi bị cảm lạnh do phong hàn, việc uống canh gừng sẽ có tác dụng giải nhiệt tự nhiên nên bạn cần gọt vỏ sẽ tốt hơn. Khi sử dụng gừng để phòng ngừa nôn mửa do suy lá lách và dạ dày, đau dạ dày và các triệu trứng không phù hợp nên bỏ vỏ gừng.

Cách ăn gừng đúng và những điều kiêng kỵ

Ăn gừng vào buổi sáng là tốt nhất

Trong những trường hợp bình thường, ăn gừng vào buổi sáng là có lợi hơn buổi tối. Điều này bởi theo Trung y, bản chất và con người tương sinh với nhau, ban ngày dương khí mạnh thì nên vận động nhiều, các loại thuốc có tính ấm, bổ giúp tăng trưởng dương thì nên dùng các thức ăn có tính dương (ấm) thích hợp như gừng.

Ngược lại vào ban đêm khi âm khí mạnh dần thì dương khí sẽ hội tụ, lúc này nếu dùng quá nhiều đồ ăn có tính ấm hoặc thuốc bổ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cơ thể, có hại cho cơ thể.

Không nên dùng gừng để giải nhiệt mùa hè và phong nhiệt

Trong trường hợp chữa bệnh, nước gừng gừng đường chỉ thích hợp với những trường hợp cảm lạnh, ớn lạnh và sốt sau khi đi mưa, không dùng được cho những trường hợp cảm nóng, cảm mạo phong hàn.

Những người âm hư hỏa vượng không thích hợp dùng gừng lâu ngày

Những người âm hư hỏa vượng, hay bị viêm phổi, lao phổi, viêm loét dạ dày, viêm túi mật, viêm thận bể thận, đái tháo đường, trĩ, cũng như các chứng mụn nhọt, đinh nhiệt xuất hiện vào mùa hè, không thích hợp dùng gừng lâu dài.