Những ngày trời nồm thường ẩm ướt, dính dớp rất bẩn thỉu và khó chịu. Vậy nên sử dụng điều hòa thế nào để vừa khô thoáng lại tiết kiệm điện.
Lưu ý khi dùng điều hòa hút nồm ẩm
Các máy điều hòa hiện nay đều có chế độ khô (Dry – hiển thị bằng hình giọt nước trên điều khiển), chế độ này thường dùng khi trời nồm hoặc mùa mưa ẩm, độ ẩm trong không khí quá cao.
Chế độ làm mát (Cool) là tính năng chính của điều hòa. Khi sử dụng chế độ này, máy sẽ sử dụng giàn ngưng để làm lạnh không khí đi qua liên tục.
Ví dụ nếu để nhiệt độ điều hòa ở mức 30 độ C, điều hòa sẽ có thiên hướng làm việc để nhiệt độ phòng đạt ngưỡng này. Trong khi đó, nếu sử dụng chế độ làm khô (Dry) thì máy sẽ hoạt động theo hướng duy trì độ ẩm tầm 60% trong phòng.
Khi điều hòa hoạt động ở chế độ Dry, quạt và các bộ phận bên trong máy vẫn chạy nhưng giàn lạnh sẽ không thổi ra khí lạnh như chế độ Cool. Không khí kèm hơi nước trong phòng đi qua thiết bị sẽ ngưng tụ lại.
Tính năng Dry ở điều hòa đặc biệt hiệu quả khi trời nồm hay mưa ẩm. Ví dụ, khi cài đặt ở chế độ Dry với mức nhiệt 25 độ C và độ ẩm trong phòng là 90% thì máy sẽ hoạt động làm khô không khí. Khi nhiệt trong phòng xuống tầm 25 độ thì dừng lại. Khi độ ẩm tăng cao, nhiệt độ phòng thay đổi thì máy sẽ tiếp tục hoạt động để duy trì độ ẩm thấp.
Ở chế độ làm khô, máy nén chỉ hoạt động để ngưng tụ hơi ẩm nên điều hòa chạy êm và tiết kiệm hơn so với chế độ Cool.
Khi để chế độ Dry, mức nhiệt từ 25-27 độ điều hòa được coi là lý tưởng để hút ẩm phòng.
Bạn không nên để điều hòa ở chế độ nóng (Heat) để hút ấm hay sấy đồ, càng để chế độ này phòng càng ẩm hơn.
Những lưu ý khi trời nồm
Hãy đóng kín cửa
Nhiều người lầm tưởng khi trời nồm nên mở toang cửa hóng gió vào nhà cho khô, tuy nhiên làm như thế này chỉ làm cho nhà của bạn đón thêm độ ẩm.Bởi thế nguyên tắc vàng đầu tiên bạn cần nhớ để chống nồm hiệu quả là hãy đóng kín cửa.
Lau nhà bằng giẻ khô
Nếu sàn nhà quá ướt, hãy lau bằng khăn khô, dùng loại khăn có độ xốp cao. Tuy nhiên, việc lau này chỉ có tác dụng vừa phải thôi, và bạn phải lau đi lau lại thường xuyên.
Bật chế độ chờ đối với đồ điện tử
Thời tiết ẩm ướt là nguyên nhân khiến các thiết bị điện tử dễ bị hỏng hóc, chập cháy. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì máy hoạt động một vài tiếng mỗi ngày. Ngoài ra để tránh tình trạng rò điện, mọi người nên tránh kê trực tiếp đồ điện sát nền nhà hoặc bờ tường. Tốt nhất bạn nên đặt các thiết bị điện cao hơn mặt đất khoảng 1m và cách tường 10-15 cm.
Chống ẩm mốc đối với quần áo
Bạn nên hạn chế giặt trong những ngày trời nồm, nếu giặt thì phải đem phơi cho khô hẳn rồi mới cất quần áo vào tủ. Không nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn. Đồng thời để hạn chế ẩm mốc, sử dụng một vài viên chống ẩm sẽ là biện pháp hiệu quả hơn cho tủ quần áo.
Bảo quản thực phẩm
Trời nồm cũng làm đồ ăn bị ẩm ướt dễ bị đốm mốc, gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy đồ ăn nên cho vào tủ lạnh, không nên để bên ngoài.
Chống mốc và khử khuẩn cho đồ dùng bằng nước nóng
Những đồ dùng gia đình như đũa, muôi bằng tre, gỗ rất dễ bị mốc trong những ngày ẩm. Bởi vậy sau khi rửa bát đĩa mỗi ngày, bạn hãy dùng nước nóng tráng lại lần cuối, phơi ráo hoặc xếp có khoảng cách để đồ dùng được khô, ráo đảm bảo vệ sinh. Nếu nhà có mấy sấy bát đĩa, đừng quên sử dụng chúng.