Một số nghiên cứu về đậu nành và tuyến giáp chỉ ra rằng, đậu nành có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp.
Đậu nành là một loại cây họ đậu, có hàm lượng protein cao, chứa phytoestrogens, là estrogen thực vật.
Trong những năm gần đây, đậu nành đã trở nên phổ biến và bây giờ có thể tìm thấy không chỉ ở các dạng thức ăn truyền thống như đậu nành lên men, đậu hũ và đậu nành Nhật Bản mà còn được sử dụng như các thành phần chế biến nên bánh hamburger, thanh protein, bột protein, sữa đậu nành và các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn những tranh cãi về tác động của đậu nành lên tuyến giáp. Trong gần hai thập niên, đã có một cuộc tranh luận liên tục về việc liệu đậu nành có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp và cuộc tranh luận này vẫn còn đang tiếp diễn cho đến nay.
Mối liên quan giữa đậu nành và tuyến giáp:
– Không có bất kì nghiên cứu cho thấy, đậu nành có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm cân hoặc phòng ngừa ung thư.
– Đậu nành chứa goitrogen – một hoạt chất có khả năng thúc đẩy tình trạng phình tuyến giáp như bướu cổ. Việc tiêu thụ lượng lớn đậu nành có thể gây tình trạng kháng tuyến giáp, làm chậm chức năng tuyến giáp và ở một số người có thể “kích hoạt” các bệnh tuyến giáp.
– Một số nghiên cứu về đậu nành và tuyến giáp chỉ ra rằng, đậu nành có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Điều này rất dễ xảy ra ở những người bướu tuyến giáp do thiếu iod.
– Đối với một số bệnh nhân tuyến giáp, đậu nành có thể ức chế khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp của cơ thể.
Vì vậy, dưới đây là một số điều nên làm và không nên làm khi sử dụng đậu nành, để giữ tuyến giáp khỏe mạnh.
Mẹo ăn đậu nành dành cho bệnh nhân tuyến giáp
Cho đến khi chúng ta có những nghiên cứu sâu về độc tính của đậu nành và ảnh hưởng của đậu nành lên chức năng tuyến giáp, chúng ta không thể khẳng định rằng đậu nành an toàn với bệnh nhân tuyến giáp. Nhưng nếu bạn muốn thêm đậu nành vào trong chế độ ăn, dưới đây là một số hướng dẫn:
Đảm bảo bạn không thiếu hụt iod: Do chỉ có một cách để lượng giá nếu bạn bị thiếu iod đó là xét nghiệm độ thanh thải iod trong nước tiểu. Không nên bổ sung iod mà không rõ tình trạng thiếu hụt của bạn do chỉ thiếu iod mới có thể kích hoạt những vấn đề tuyến giáp.
Nếu bạn thiếu hụt iod, thực phẩm bổ sung iod phù hợp có thể giúp cái thiện chức năng tuyến giáp và hạn chế tối thiểu nguy cơ có thể do đậu nành.
Nếu bạn bị tăng kháng thể tuyến giáp hoặc bệnh tuyến giáp tự miễn không được điều trị, hãy cẩn thận vì đậu nành có thể làm cho suy giáp tiến triển.
Nếu bạn là bệnh nhân tuyến giáp đang được điều trị, và bạn có những triệu chứng của suy giáp, hãy cân nhắc việc loại bỏ đậu nành khỏi chế độ ăn của mình để có thể làm giảm triệu chứng.
Nếu bạn đang ăn thức ăn chứa đậu nành, bạn có thể phải tránh các loại đậu biến đổi gen cho đến khi kiểm chứng độ an toàn của chúng.
Nếu bạn muốn ăn đậu nành, có thể chọn loại đậu nành đã lên men hoặc những sản phẩm làm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tempeh và miso. Tránh các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến như bột đậu nành, bột protein tăng cơ và các loại sản phẩm công nghiệp có nguồn gốc từ đậu nành.
Bạn không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm đậu nành. Nói chung, bạn nên hạn chế đậu nành và isoflavon dưới 30 mg mỗi ngày. Tác dụng tiêu cực của đậu nành có thể bắt đầu xuất hiện khi bạn “nạp” vào quá 30mg mỗi ngày.
Bạn có thể cần tránh thực phẩm bổ sung đậu nành hoặc iosflavon, có rất ít bằng chứng về lợi ích của chúng.
Đừng ăn thực phẩm chứa đậu nành trong vòng 3-4 giờ sau uống thuốc tuyến giáp, để tránh ảnh hưởng đến thuốc.Hãy nhớ rằng đậu nành là một trong những loại thức ăn gây dị ứng, vậy thậm chí nếu nó không ảnh hưởng đến tuyến giáp, nó có thể khơi mào triệu chứng của dị ứng, bao gồm nổi mụn, sưng nề, chảy nước mũi, tiêu chảy, đau bụng, nhịp tim nhanh, da ban đỏ, ngứa, phù thanh quản và những cơn hạ huyết áp.
Cũng nên nhớ rằng nếu bạn không có tuyến giáp do suy giáp bẩm sinh hoặc phẫu thuật, hoặc bạn hoàn toàn không có chức năng tuyến giáp do đốt bằng iod phóng xạ, bạn không cần lo lắng về ảnh hưởng của đậu nành lên tuyến giáp. Tuy nhiên đậu nành vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc điều trị thay thể hormone giáp, chính vì thế nên ăn đậu nành xa giờ uống thuốc.
Ngoài ra, nếu mắc bệnh tuyến giáp, bạn cần tránh những thực phẩm sau:
1. Đồ ăn từ nội tạng động vật
Thận, tim, hoặc gan đều là những cơ quan nội tạng có chứa nhiều axit lipoic – một axit béo có thể làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Thậm chí, axit lipoic còn có thể tác động lên bất kỳ loại thuốc tuyến giáp nào mà bạn đang sử dụng.
2. Các thức ăn chế biến sẵn
Trong các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương, calo rỗng hay chất phụ gia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo cao, sẽ làm giảm việc sản xuất Thyroxin của tuyến giáp, thậm chí giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.
3. Thực phẩm chứa Gluten: bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt…
Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cụ thể là ở đường ruột, khi ăn các loại thực phẩm này gây đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng… Gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Theo một số nghiên cứu một chế độ ăn không có Gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
4. Các loại rau họ cải
Bệnh nhân tuyến giáp cần tránh không ăn các loại rau họ cải: cải bắp, cải bẹ, cải thìa….. Do trong họ cái có chứa chất làm hạn chế sự hấp thụ của tuyến giáp, đặc biệt là khi ăn sống.